Kiến nghị ký tên thật là một hành động thách thức chưa từng có chống lại cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Một bản kiến nghị ký tên và in dấu tay bởi 15.000 ngưòi Trung Quốc đòi công lý đối với cái chết trong tù của một học viên Pháp Luân Công (The Epoch Times) |
Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC) - Thứ sáu, 22 Tháng 6 năm 2012
NEW YORK - Ít nhất 15.000 người ở đông bắc Trung Quốc đã ký tên vào một bản kiến nghị bày tỏ sự hỗ trợ một phụ nữ trẻ đòi chính quyền Trung Quốc điều tra về cái chết của cha cô, một học viên Pháp Luân Công nổi tiếng. Ông Tần Nguyệt Minh, 47 tuổi, đã chết trong tù vào ngày 26 tháng 2 năm 2011 tại Nhà tù Giai Mộc Tư thuộc tỉnh Hắc Long Giang - (TIN). Những vết bầm tím đen bao phủ toàn bộ cơ thể của nạn nhân và máu chảy ra từ miệng và mũi khi cơ thể của ông được trả về, cho thấy ông đã bị tra tấn đến chết (HÌNH).
Con gái của ông Tần bắt đầu thu thập các chữ ký sau khi chính quyền nhiều lần từ chối việc cô và gia đình yêu cầu một cuộc điều tra và thay vào đó họ đã bắt cóc mẹ và em gái cô. Với sự giúp đỡ của bạn bè và người thân, cô thu thập được 15.000 chữ ký trong khoảng hai tuần.
"Là một cô gái trẻ tuổi, tôi không có tiền cũng không có quyền lực", Qin Rongqian, 23 tuổi, trong bản kiến nghị đã yêu cầu những người khác hỗ trợ kháng cáo. "Nhưng tôi tin vào công lý và các giá trị đạo đức của người Trung Quốc. Làm sao những người có quyền lực lại có thể bỏ tù và tùy tiện giết hại người dân thường như vậy?"
Bản kiến nghị, viết ngày 31 tháng năm năm 2012, cũng đồng thời kêu gọi thả mẹ và em gái cô, cũng là học viên Pháp Luân Công đang thụ án một năm rưỡi lao động cưỡng bức. Trong số các chữ ký, ít nhất có một chữ ký thuộc về một người người gác ngục làm việc tại nhà tù nơi Ông Tần đã bị giết chết.
Đây là trường hợp thứ ba về sự kiện người dân bình thường Trung Quốc công khai đòi công lý cho một học viên Pháp Luân Công trong hai tháng qua.
Trong tháng Năm, tin tức nổi bật về bản kiến nghị với 300 chữ ký và dấu tay đã được lưu hành trong giới quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm cả Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường (dự kiến sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo vào cuối năm nay).
Bản kiến nghị, theo một nguồn tin tiết lộ, đã khuấy động một cuộc tranh luận dữ dội ở cấp cao nhất của Đảng với một số quan chức ủng hộ một kết thúc hòa bình cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công tiến hành bởi chế độ kể từ năm 1999.
Những hành động có tính chất nền tảng này đang gia tăng mặc dù trong một số trường hợp người ký tên bị bức bức hại.
Theo trang web Minghui.org của Pháp Luân Công, trường hợp sớm nhất được biết trong sự kiện công dân ký thỉnh nguyện thư cho Pháp Luân Công xuất hiện vào tháng 2 năm 2009 khi 376 dân làng bày tỏ sự phẫn nộ về cái chết của một học viên nổi tiếng ở tỉnh Liêu Ninh. Theo thông lệ, công dân đã ký tên thật của họ và in một dấu vân tay bằng mực đỏ bên cạnh chữ ký của mình, một thủ tục theo truyền thống lịch sử đã được sử dụng ở Trung Quốc khi lập văn bản pháp luật chính thức.
Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp kêu gọi các quan chức ở tỉnh Hắc Long Giang với ý thức công lý hãy chú ý đến các yêu cầu theo thư thỉnh nguyện, trừng phạt những người chịu trách nhiệm về cái chết của Tần Nguyệt Minh đồng thời trả tử do cho vợ và con gái ông ngay lập tức.
Trung Tâm cũng kêu gọi các phương tiện truyền thông và các nhà ngoại giao nước ngoài ở Trung Quốc giám sát chặt chẽ và đưa tin về trường hợp này để giúp đảm bảo sự an toàn của ba người phụ nữ dũng cảm trên.
Tham khảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét