26 thg 12, 2011

Dù có tham gia các hạng mục công tác hay không, tu luyện luôn là ưu tiên hàng đầu

Tác giả: Cửu Tiêu

Khi tôi đọc bài "Kính trọng Sư Phụ kính trọng Pháp, hãy đặt công tác đúng vị trí" tôi cũng cảm nhận như vậy. Nơi đây tôi muốn bàn về kinh nghiệm của tôi trong việc thực hiện các hạng mục công tác mà học viên Đại Pháp tại hải ngoại sáng lập.

Trong giai đoạn đầu của cuộc đàn áp, các học viên Đại Pháp đã tạo lập một số hạng mục như là truyền thông nhằm mục đích phơi bày cuộc bức hại và hồng Pháp. Chúng đã đóng vai trò nhiệm vụ này trong hơn suốt một thập kỷ qua thực hiện công tác nói rõ sự thật một cách có hiệu quả đồng thời nâng cao vị thế Đại Pháp tại địa phương và cả bên ngoài. Qua đó, ngăn chặn và ức chế tà ác một cách có hiệu quả.

Chính vỉ lý do này, học viên Đại Pháp đã nhầm lẫn mối quan hệ giữa tu luyện và các hạng mục công tác Đại Pháp. Hạng mục của các học viên Đại Pháp có khả năng ngăn chặn tà ác không phải vì bản thân các hạng mục này vĩ đại.  Mà lý do chính là các học viên Đại Pháp đã tu luyện thật tốt trong quá trình triển khai các hạn mục, đã chứng thực được Pháp và thể hiện sức mạnh của Đại Pháp thông qua các hạng mục công tác này.

Trong bài "Giảng Pháp tại hội thảo luận Đài truyền hình Tân Đường Nhân [2009]", Sư Phụ đã giảng "Tất nhiên [làm] đài truyền hình, bản thân nó không phải tu luyện Đại Pháp, không có quan hệ trực tiếp với Đại Pháp; Đài truyền hình là đệ tử Đại Pháp làm để chứng thực Pháp, làm để cứu độ chúng sinh; là quan hệ như vậy."

Sư Phụ đã để lại cho chúng ta con đường tu luyện không hình tướng rộng lớn (Đại Đạo Vô Hình).  Cho dù có hay không có các hạng mục công tác này thì tu luyện vẫn là ưu tiên hàng đầu. Giả sử không có hạng mục nào thì các đệ tử Đại Pháp vẫn có thể tu luyện.  Tại Trung Quốc các học viên Đại Pháp nói rõ sự thật bằng muôn vàn phương cách khác nhau khắp nơi, họ đang chứng thực Pháp.


Nơi hải ngoại một vài người cho rằng tu luyện được cho là tinh tấn chỉ khi họ tham gia vào một hạng mục công tác nào đó.  Khi kinh văn "Tinh tấn hơn nữa" của Sư Phụ được công bố, một số người đã hiểu rằng họ phải tham gia một hạng mục nào đó để tu luyện và chỉ bằng cách đó họ mới có thể đạt viên mãn.  Do đó bất kể điều kiện có thuận lợi hay không họ chỉ muốn ép mình vào một hạng mục công tác.  Điều này là do hiểu Pháp của Sư Phụ một cách phiến diện

Trong sách "Chuyển Pháp Luân", bài thứ nhất, Sư phụ có giảng: "Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu, đó là chân lý tuyệt đối".

Đây là Pháp của vũ trụ và tiêu chuẩn đo lường chính là dựa trên tâm tính.  Cho dù học viên có tham gia công tác hạng mục hay không, hay cho dù bất kể là hạng mục nào thì cũng không thể thay đổi được điều này.  Tiêu chuẩn trạng thái tu luyện của một đệ tử Đại Pháp không thể xét đoán qua việc họ "có tham gia hạng mục công tác hay không" và việc tham gia hạng mục công tác này cũng không thể được coi là sự đảm bảo cho việc đạt viên mãn, bởi vì đằng sau suy nghĩ và hành động của một số học viên có che dấu tâm truy cầu và sự ích kỷ.

Bài thơ “Hữu vi” trong tập thơ Hồng Ngâm của Sư phụ có bàn:
Hữu vi
Kiến miếu bái Thần sự chân mang,
Khởi tri hữu vi không nhất trường;
Ngu mê vọng tưởng Tây thiên lộ,
Hạt mô dạ tẩu lao nguyệt lượng.
Tạm dịch:
Hữu vi
Dựng miếu bái Thần nhọc việc công,
Hữu vi nào biết sẽ thành không;
Ngu mê vọng tưởng đường Thiên Trúc,
Đáy nước mò trăng chỉ uổng công.

Hình tướng của một hạng mục là để chúng ta tu luyện.  Nếu chúng ta chấp vào hình tướng của một hạng mục công tác thì có khác gì đi "dựng miếu".  Cho dù nhiều hạng mục đã đạt đến tầm quốc tế, đệ tử Đại Pháp không đề cao tâm tính thì sẽ không thể trở thành Phật. Đương nhiên, đệ tử Đại Pháp mà không đề cao tâm tính thì sẽ không có cách nào xác lập uy đức.

Sư Phụ đã giảng trong kinh văn “Thế nào là đệ tử Đại Pháp”, "Ngay cả chư vị làm các hạng mục của đệ tử Đại Pháp, trên trời lại không có TV, Thần cũng không có báo chí, những cái này đều là hình thức xã hội người thường. Chư vị nếu không thể dùng chính niệm chỉ đạo chư vị, chư vị không thể giống như một đệ tử Đại Pháp dùng tiêu chuẩn người tu luyện để đo lường chính mình, đo lường thế giới, đo lường người khác, vậy chư vị chính là như người thường."


Các hạng mục công tác của đệ tử Đại Pháp tạo ra cơ hội giúp bổ sung lẫn nhau và cùng hợp tác.  Tuy nhiên, những người tham gia hạn mục lại không thể từ bỏ nhân tâm của bản thân và chấp vào đó.  Họ mang theo mình những mưu cầu tranh đấu lẫn nhau trong cùng hàng mục, giữa các hạng mục khác nhau, và nuôi dưỡng chấp trước nơi chính công tác họ đang thực hiện.  Họ cường điệu hóa tầm quan trọng của các hạng mục công tác và từ đó nảy sinh ra đủ loại nhân tâm, khoe khoan, dương dương tự đắc, hoan hỉ thái quá, cầu danh hám lợi.  Thậm chí phát sinh những mâu thuẩn gay gắt qua lại giữa các hạng mục công tác. Họ coi thường lẫn nhau thậm chí nuôi dưỡng tâm ganh ghét đố kỵ.  Ngoài ra còn xuất hiện tình huống phá hoại hạng mục của người khác.


Đệ tử Đại Pháp cần phải xác định rõ ràng mối quan hệ giữa tu luyện và các hạng mục công tác.  Truyền thông có nhiều dạng khác nhau và có hàng nghìn loại công ty trên thế giới.  Chúng ta chỉ sử dụng một vài loại có hình thức này để tu luyện.

Sư Phụ có giảng trong "Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006]": "Ở đây là ‘tu luyện’, là quá trình sinh mệnh chuyển hoá về bản chất [thành] sinh mệnh cao cấp; nói cách khác, những [ai] ngồi đây đều là các sinh mệnh đi trên con đường thành Thần."

Người tu luyện đạt quả vị nào sẽ phụ thuộc vào trạng thái của anh ta ra sao, chứ không phải là nhìn vào vị trí của anh ta cao thấp đến đâu trong một hạng mục.  Một hạng mục công tác không phải là cái ô bảo trợ cho việc tu luyện, càng không phải là bến bờ an toàn để mà lẩn tránh xã hội người thường và tuyệt nhiên không phải là nơi hội hè cho chúng ta tiêu khiển. Khi một hạng mục được làm tốt, nó sẽ là công cụ để chúng ta cứu giúp nhân loại.  Ngược lại nếu không làm tốt nó sẽ là nỗi vướng bận cho người tu luyện. Làm công tác cho một hạng mục không có nghĩa là làm việc cho Đại Pháp.  Nếu quá trình làm việc không phù hợp với chính niệm của một người tu luyện, có nghĩa là quí vị đang làm việc của người thường và không có mang uy đức.


Tôi chỉ muốn bàn về chỗ ngộ nhỏ nhoi của bản thân.  Đệ tử Đại Pháp cần phải xác định đúng đắn vị trí mối quan hệ giữa Nghệ Thuật Thần Vận và các hạng mục khác.  Một số học viên xem Thần Vận là một hạng mục công tác.  Tôi không nghĩ như vậy.  Đích thân Sư Phụ triển khai Thần Vận, các vầng thơ trong Thần Vận được công bố trong Hồng Ngâm III.  Tôi ngộ ra Thần Vận là một phần của Pháp và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chính Pháp.  Theo những gì tôi hiểu thì khi đệ tử Đại Pháp đạt viên mãn, các dự án của họ sẽ để lại cho các thế hệ sau tiếp nối.  "Thần Vận" sẽ vĩnh viển tồn tại trong lịch sử vũ trụ mới.  Do đó không có hạng mục công tác nào khác có thể so sánh với Thần Vận. Hiện nay, tuy có nhiều hạng mục công tác sử dụng nguồn lực của Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp, mỗi mỗi hạng mục và đệ tử Đại Pháp cần phải xem việc quảng bá Thần Vận là ưu tiên đầu.  Điều này là yêu cầu khi tham dự trong giai đoạn thời mạt Pháp này.

Trên đây là những suy nghĩ của cá nhân tôi cho các học viên cùng tham khảo.

29 thg 11, 2011

Học viên Pháp Luân Công Hà Nội lên tiếng

Môi trường tu luyện ở VN nói chung, ở Hà Nội nói riêng trong 4 năm qua:

- Ổn định: ổn định ở trạng thái như vậy trong mấy năm liền, đồng thời có cơ sở để tiếp tục ổn định (nếu không có đệ tử cố tình phá) trong thời gian dài sắp tới

- Chỉnh thể: các đồng tu phối hợp thành 1 chỉnh thể, không bị phân tách, đặc biệt là ở Hà Nội.

- Viên dung: từ bắt đầu (kiểu như: tôi cảm thấy PLC là một giáo lý hay, một khí công hay,...) cho đến tu luyện cá nhân (học Pháp, tập công tập thể, chia sẻ), cho đến giảng chân tướng chứng thực Pháp (phát tờ rơi, giảng chân tướng cho người Hoa,...) đều liền mạch thành 1 chỉnh thể tốt, giúp người ta từ bước đầu cho đến trở thành đệ tử thời Chính Pháp.

Như vậy, với điều kiện khách quan ở VN hôm nay, đó là một môi trường cực kỳ tốt, là những gì đệ tử đi trước đã tạo dựng được.

Kết quả rõ ràng: trong 4 năm qua, số học viên tăng gấp đôi hàng năm.

Tôi đánh giá đó là một thành tựu tốt, một cống hiến lớn của đệ tử VN: trong hoàn cảnh khó khăn khách quan, từ trống trơn tay trắng mà gây dựng được như thế.

Tuy nhiên hiện nay:

Xuất phát từ cái được mô tả như: theo thể ngộ cá nhân về tiến trình Chính Pháp đã đến mức cần biến Việt Nam thành "trận chiến cuối cùng chống tà ác" "Chính Pháp vũ trụ sẽ kết thúc ở VN" "VN là ngòi pháo nổ banh xác quả pháo TQ", v.v. một lượng không nhỏ các học viên rủ nhau ra tiến hành một loạt các hoạt động:

- Mang danh Đại Pháp

- Mở cờ róng trồng thu hút các kênh thông tin

- Mong muốn thay đổi hiện trạng Đại Pháp ở VN (với nhìn nhận rằng hiện trạng PLC là "không tốt" (?))

Và trên thực tế, hiện nay đã đạt được

- Một số thông tấn quốc tế (điển hình RFA, VOA, BBC) đăng tin về những sự vụ PLC ở VN. Mặc dù nhìn thoáng thì tốt, nhưng nếu đọc kỹ, (cá nhân tôi) thấy rằng trong các bài của RFA, VOA, về sau này đã có ý đặt câu hỏi về vấn đề "gây rối trật tự công cộng", không còn nhìn nhận PLC là thuần tuý tu luyện an hoà, mà có một số vị xuất hiện khuynh hướng "chí phèo thần công" (cứ tạo ra sự việc rồi từ đó có cớ lên mặt báo)

- Có xu hướng phá vỡ tình trạng cân bằng của môi trường hiện nay (ít nhất ở Hà Nội)

+ Đẩy nhà nước sở tại vào tình trạng đối đầu, bắt buộc phải ra tay với điểm luyện công, vốn dĩ vẫn hoạt động tốt trong nhiều năm qua. Những năm qua, không phải là không có can nhiễu, nhưng mỗi khi có can nhiễu, thì đệ tử sở tại giảng chân tướng cho công an và những người thực thi, đến khi họ hiểu ra thì xong, mọi thứ lại OK. Nhưng hiện nay, các cấp công an đều nói rằng chúng tôi không muốn làm việc này (tức là mình đã giảng chân tướng trực tiếp tốt rồi) nhưng chúng tôi bị sức ép từ trên xuống vì vậy phải làm.

+ Thay đổi hình ảnh dẫn đến nguy cơ PLC mất đi lực lượng đến với PLC. Có học viên đã nói: mấy tháng trước tôi tham gia PLC và đến nay thấy hiện tượng này thì rất sốc. Tât nhiên khi tìm hiểu kỹ thì OK, nhưng nếu việc này xảy ra 3 tháng trước, thì việc này sẽ khiến tôi không tham gia, hoặc ít nhất sẽ chỉ tập ở nhà (vì cho rằng PLC làm các việc không hợp với quan niệm của người mới gia nhập).

+ Nghĩa là môi trường mất đi tính "viên dung", từ đó mất đi sức thu hút người mới vào. Mà người mới vào (do cảm tình với giáo lý của PLC, do thuyết phục bởi khả năng chữa bệnh,... rồi từ đó dần dần học Pháp và trở thành đệ tử chân chính) là cần thiết.

Có những vị "lạc quan" nói: đó là tà ác, và chúng ta phải diệt trừ. Nhưng có thể không phải như vậy đâu. Có thể là những chúng sinh, theo an bài lẽ ra họ đến với Pháp nhưng vì hoạt động gần đây đã khiến họ không vào Đại Pháp được, vì những chúng sinh đằng sau họ đã khiến con người đứng ra phản đối hoạt động "rầm rộ" này.

+ Phá vỡ "chỉnh thể". Nhóm học viên "cảm tử" này không hoà nhập chỉnh thể. Họ tự quyết tự làm, lôi kéo mọi người, không hoà nhập chỉnh thể. Ai làm theo họ thì được mô tả là dũng cảm cao thượng, còn không làm thì mô tả là hèn nhát, v.v. khiến rất nhiều đệ tử mới dao động (tôi không trở thành ngòi pháo nổ TQ phải chăng là sai? v.v) Có học viên trong nhóm "cảm tử" này đã nói với về hình ảnh đội quân Tây Sơn Nguyễn Huệ (ý nói nhóm này là Tây Sơn) và bè lũ Lê Chiêu Thống hèn yếu (ý nói các đệ tử ở Hà Nội hôm nay)

Nếu sau hoạt động "mở cờ gióng trống" này qua đi, mà tính "viên dung" và "chỉnh thể" hiện nay bị phá vỡ, thì tôi e rằng những ai tham gia vào đó đã phạm phải đại tội với Đại Pháp. Tôi viết ra như thế này, không phải là vì muốn chứng minh điều gì. Mà là mong muốn các bạn hãy suy nghĩ cẩn thận hơn nữa, trầm tĩnh hơn nữa.

Hãy "dĩ Pháp vi Sư", chứ đừng "đi theo" những thể ngộ của cá nhân đồng tu khác.

Một học viên lâu năm tại Hà Nội

24 thg 10, 2011

Ý kiến đóng góp về việc “Giải cứu học viên”

Hai học viên PLC VN Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành bị giam đã quá lâu rồi, chúng ta đã có nhiều hoạt động nhằm giải cứu học viên, làm cũng khá nhiều việc rồi, nhưng dường như kết quả chỉ là các vụ hoãn xử liên tiếp từ phía tòa án. Tất nhiên tôi ko nhắc đến việc một số hoạt động báo chí liên quan khởi tác dụng nào đó trong thời gian qua. Ở đây chúng ta chỉ nói về việc giải cứu học viên và những sự việc liên quan trực tiếp đến sự việc này. Hai học viên của chúng ta đã bị giam quá lâu rồi.

Trước tiên mời mọi người đọc lại một bài thơ của Sư Phụ.

Biệt Thương Ai

Thân ngọa lao lung biệt thương ai
Chính niệm chính hành hữu Pháp tại
Tịnh tư kỷ đa chấp trước sự
Liễu khước nhân tâm ác tự bại.

(Hồng Ngâm)

Trước đây khi PCN cho Vũ Trung tôi thường hay nghĩ đến bài thơ Biệt Thương Ai của Sư Phụ, tôi cảm thấy nó rất cần thiết cho Vũ Trung, và tôi luôn nghĩ là sẽ gửi được bài thơ này cho Vũ Trung.. tôi cũng luôn nghĩ rằng, tình huống của Vũ Trung, chỉ có Vũ Trung tự mình gỡ cho mình được thôi.. “Liễu khước nhân tâm ác tự bại” mà.. nhưng tại sao ác kia mãi ko bại còn học viên mình cứ mãi bị giam.. phải chăng vẫn là còn “nhân tâm”.. tôi đang nghĩ đến tình huống này.

Vậy chúng ta, những người ở ngoài, liệu có sáng suốt hơn ko, có thể nhìn ra cái nhân tâm nào còn vương vấn mãi trong bạn học viên của mình ko?..

Hồi tôi còn đi phát tài liệu ngoài đường, khi bị CA mời về làm việc, khi họ nói tôi vi phạm nghị định 36, lúc đó tôi ko nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ xác nhận là mình vi phạm, nhưng tôi vẫn cứ làm vì tôi nghĩ đó là việc mình cần làm, cho dù là ko có uy đức vì làm việc vi phạm luật pháp quốc gia sở tại như trong phụ lục Đại Viên Mãn Pháp đã ghi.. sau đó Vũ Trung nói với tôi rằng như vậy ko đúng, rằng cần phải phủ nhận, rằng việc làm của mình là rất đúng đắn, rất chân chính, rằng pháp luật phải duy hộ điều đó chứ ko nên chống lại, rằng v…v… và… v…v… tôi lúc đó nghe cũng xuôi tai, và chấp nhận ý tưởng này.. thời gian đó, tôi vẫn đi phát tài liệu hàng ngày và tôi phải làm việc với bên công an ko ít.. thậm chí có lần còn bị đấm rách cả miệng.. thời gian này tôi cũng bị ông Nam Trung, đại diện "nhóm tu lâu" chỉ trích khá nặng nề và luôn bị tố phạm môn quy.. bản thân tôi khi đó mỗi lần làm việc với công an hoặc đối diện với ông Nam Trung tôi luôn bao biện bằng cái lý học mót của Vũ Trung và luôn tạo trạng thái căng thẳng kéo dài, cũng góp phần tạo điều kiện cho học viên mình khởi lên cái tâm lý chống đối ông Nam Trung và sự việc thật đáng tiếc là càng ngày càng trở nên trầm trọng.

Như thế một thời gian khá lâu, rồi tôi cũng nhận ra một điều rằng mình đang chứng thực bản thân, rằng tôi đúng, rằng tôi chính, rằng tôi ko chấp nhận cái nghị định của các ông.. rằng các ông phải tạo điều kiện cho tôi vì tôi làm việc đạo lý cứu người.. cớ sao các ông lại bắt và phạt tôi..

Cách nghĩ ban đầu của tôi hóa ra lại là khá đúng đắn (so với cái ý học mót của Vũ Trung).. tôi biết sai nhưng tôi cứ làm đấy.. tôi ko cần uy đức, tôi chỉ làm việc tôi thấy cần phải làm, thế thôi.. nhưng cái ý tưởng này, chính là ý tưởng lệch lạc, lệch Pháp, Sư Phụ bảo mình phải tuân thủ luật pháp quốc gia, mình lại cứ vi phạm là sao..

Vấn đề ở chỗ tôi đã nhìn nhận rằng mình đi phát tờ rơi, đó chính là vi phạm.. cần phải xác quyết lại, rằng mình đi phát tài liệu thỉnh nguyện lương tâm, giúp chấm dứt cuộc bức hại trường kỳ ở Trung Quốc, điều này được phép, theo công ước quốc tế mà VN ký, chứ ko phải là tôi phát tờ rơi quảng cáo PLC.. tuyệt đối ko còn có ý niệm về tờ rơi vương vấn trong đầu.. kể từ lúc đó rất ổn.. tôi thấy rằng, cãi lý với công an chỉ là việc vô ích, gây căng thẳng một cách ko cần thiết.. tôi cũng hạn chế tối đa việc phát tài liệu ngoài đường, thay vào đó là đi đến từng nhà, như thế tránh được vấn đề môi trường (do người đi đường nhận tài liệu rồi có thể xả rác)..

Quay trở lại trường hợp Vũ Trung, liệu có vấn đề là Vũ Trung cứ khăng khăng cãi lý với công an hay ko.. liệu có vấn đề là mãi ko chịu thừa nhận là mình vi phạm luật pháp hay ko.. ở đây ko giống trường hợp phát tài liệu thỉnh nguyện nói ở trên, có thể bằng một niệm mà chuyển ý.. việc Vũ Trung làm tôi chưa nghĩ ra cách chuyển ý niệm thế nào cho phù hợp để có thể nói là ko vi phạm.. cho dù chỉ là vi phạm chưa đến mức hình sự thì chẳng phải cũng vẫn là vi phạm hay sao.. vậy thì tự làm tự chịu có lẽ lại là cách khá ổn cho Vũ Trung.. tôi đang có suy nghĩ như vậy, liệu có gì bất thường ko? Liệu đây có phải là cái “nhân tâm” mà Vũ Trung cần buông bỏ hay ko? Cái tâm chứng thực bản thân, diễn giải Pháp cho phù hợp với hành vi của mình.. rằng việc tôi làm là rất đúng, rất chính, là việc tốt, mà pháp luật sinh ra là để bảo vệ người tốt.. nên pháp luật phải bảo vệ tôi thay vì bắt lỗi tôi..

Vấn đề diễn giải Pháp này tôi thấy ko ít học viên mình vướng phải.. kể cả những người có thâm niên.. hãy xem một lý sự diễn giải Pháp điển hình nhất, gần đây nhất và có liên quan trực tiếp đến việc của Vũ Trung:

[2. Pháp Luân Công đòi hỏi quyền lợi hợp pháp như một nhóm tín ngưỡng (tự do tư tưởng, tự do tập luyện, v.v.) Đúng là Pháp Luân Công yêu cầu học viên phải tuân thủ luật pháp sở tại, nhưng điều kiện tiên quyết là việc thực hành luật pháp sở tại đó phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp nói trên thì mới có nghĩa. Bài “thông báo báo chí” này diễn giải lời dạy của Pháp Luân Công như thể là các học viên Pháp Luân phải hành xử như những chú cừu non mù quáng tuân thủ luật pháp sở tại ngay cả khi luật pháp đó bị bóp méo để trở thành công cụ đàn áp. Cái đó là trắng trợn xuyên tạc giáo lý Pháp Luân Công.]

Cách diễn giải Pháp này quả thực nguy hiểm.. nó vượt xa diễn giải của Vũ Trung về mức độ cực đoan cũng như tính hợp Pháp cần thiết của một người học Pháp.. tôi đọc được cách diễn giải Pháp này trong trang Dân Làm Báo.

Cũng cần nói lại chuyện cũ một chút, đó là việc ông Nam Trung ra cái thông cáo báo chí, đầu tiên tôi nghe mọi người phản ứng rất dữ dội, nói nọ nói kia, nói rất nhiều, nhưng tôi cũng chưa có xem qua, chỉ nghe nói Việt Đại Kỷ Nguyên đăng lên rồi gỡ xuống.. mãi cách đây vài hôm tôi mới xem thấy thông cáo này trên trang Dân Làm Báo, đọc hết thông cáo rồi xuống phần comment thì bắt gặp đoạn diễn giải pháp đã dẫn ở trên.

Bây giờ nói về cái thông cáo này, quả thực tôi thấy nó có vẻ như một số người nói là “nịnh chính quyền” nhưng đó chỉ là cảm xúc, còn về lý mà nói quả thực tôi thấy khó mà bác bỏ được luận điểm của thông cáo..

Nói chuyện vui một chút.. có lẽ tình cảm chán ghét cái thể chế này của các học viên nhà mình, kể cả hải ngoại chắc ko có mấy người có máu chống cộng như tôi, chỉ cần nghe hai từ cộng sản thôi là đầu tôi đã nóng cả lên, sôi sục căm ghét.. giờ thì đỡ nhiều rồi.. cho nên khi tôi đọc cái thông cáo này cũng có chút cảm giác khó chịu thoáng qua.. chỉ một chút thôi.. nhưng nghiêm túc nhìn nhận thì có thể thấy rằng họ nói có lý của họ, trên cơ điểm của họ - là một nhóm “học viên tu luyện Pháp Luân Công lâu năm tạị TPHCM”.

Họ ko có nói họ đại diện PLC VN, họ cũng ko đại diện các học viên mới, họ tách biệt họ riêng ra, họ là “nhóm tu lâu” .. trên cơ điểm đó, họ lý giải sự việc theo cách sinh hoạt nhóm của họ, những sự việc họ nói đều đúng với tình huống của họ.. họ nói VN ko có đàn áp PLC có thể làm một số người bị hành hung bức xúc.. nhưng quả thực VN ko có dàn áp PLC.. ở đâu có đàn áp nào?.. bản thân tôi từng bị công an SG đấm toạc cả miệng ra, tôi vẫn hiểu là do hành xử của bản thân mình mang lại.. còn các học viên khác, nếu ai bị hành hung, thử xem lại một chút, xem có vấn đề của bản thân hay ko..

Thông cáo bác bỏ các nhận định như là “chính phủ Việt nam hạn chế hoạt động Pháp Luân Công”, đây cũng là một điểm mập mờ gây bức xúc.. cái này cần phải xem lại, hôm trước, trước khi có ý định viết bài này, tôi đã nói trước với Đức Tài rồi, tôi đề nghị Đức Tài đại diện cho nhóm học viên mới đến gặp ông Nam Trung, thảo luận từng điểm một của thông cáo, nhưng Đức Tài nói là chưa sẵn sàng cho một việc kiểu như thế.. quan điểm của tôi thì hơi khác.. bất kể việc gì ko rõ ràng tôi sẽ chất vấn ngay, ví như cái thông cáo này, thoáng qua chút bức xúc ban đầu, tôi thấy ko có vấn đề gì, ngoài điểm mập mờ vừa nói ở trên, cũng còn một điểm nữa tôi băn khoăn, đó là cái comment tiếp theo ở dưới thông cáo:

[3. Luật sư Triển, với tư cách là luật sư bào chữa, bị bài “thông cáo báo chí” này trích dẫn ngoài ngữ cảnh, và bị diễn giải như thể là luật sư bào chữa đang định tội cho thân chủ, một việc mà luật sư bào chữa không bao giờ làm. Đây là trắng trợn bóp méo ý của luật sư. Thật ra, ý của luật sư là: kết tội án hình sự là không đúng luật, cùng lắm là phạt hành chính mà thôi. Trên thực tế, anh Trung và Thành phát sóng trong dải tần số dành cho người chơi radio không chuyên (amateur). Như vậy, ngay cả nếu công an (bên nguyên cáo) muốn xử phạt hành chính, thì cũng phải dẫn ra điều khoản luật pháp chỉ rõ rằng ở Việt Nam, thì ngay cả phát sóng trong dải tần không chuyên cũng phải xin phép thì mới được.]

Ngay khi đọc xong tôi cũng đã gọi điện chất vấn điểm này, ông Nam Trung nói tôi vào trang giải cứu học viên mà đọc lại cái văn bản gởi Viện kiểm soát nhân dân tối cao ngày 18/10/2010 của ông Triển đi, tôi vào đọc lại thì thấy rõ rồi, hóa ra cái comment tôi vừa dẫn trên kia lại loanh quanh quá..

Hôm nay vào xem lại, thấy có một comment mới, có lẽ là học viên trong “nhóm tu lâu”, mọi người cũng có thể vào xem lại:
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/10/thong-cao-bao-chi-ve-viec-xet-xu-anh-vu.html

Tôi nghĩ mọi người nên nghiêm túc nhìn nhận lại cái thông cáo này, đặt nó về đúng vị trí của nó, đó là việc người tu luyện nên làm. Nếu ai cũng đồng tình với quan điểm của học viên đã Post cái comment gồm 4 điểm mà tôi đã trích dẫn ra 2 điểm ở đây thì sẽ tạo thành một cục diện khá là trầm trọng, ảnh hưởng cả Vũ Trung và cũng tạo thành một khối trường đối kháng với trường của “nhóm tu lâu” dẫn đến tình trạng triệt tiêu chính niệm và càng làm chia rẽ trầm trọng hình thế chỉnh thể của PLC VN

Cũng cần nói thêm, nếu ĐT ko thể gặp ông NT thì mọi người có thể tìm một học viên khác đại diện cho “nhóm học viên mới” trao đổi với ông NT từng điểm một, ko chỉ về cái thông cáo này mà còn về những bất đồng quan điểm khác tồn tại từ trước cho đến bây giờ để hóa giải hai khối trường phân liệt đối kháng gây chia rẽ chỉnh thể hình thế tại Việt Nam.

Rất mong mỏi điều này.

Để đảm bảo khách quan, bài viết này sẽ được gửi lên online sharing và cũng được gửi cho ông NT một bản vì ông NT ko tham gia online sharing. Tôi sẽ ko tham gia cuộc đối thoại này như một đại diện hay một quan sát vì tôi muốn giữ trung lập, tôi ko muốn bị ảnh hưởng hay gây ảnh hưởng một trong hai đại diện, trong trường hợp có thể bố trí một cuộc gặp để tháo gỡ và hóa giải.

Trên đây là quan điểm cá nhân của tôi, rất mong mọi người góp ý chỉ dùm chỗ sai sót.

Trân trọng


Nguồn: http://voconhan.blogspot.com/2011/10/y-kien-ong-gop-ve-viec-giai-cuu-hoc.html