16 thg 2, 2012

Chân Chính Giảng Rõ Sự Thật


Một học viên Pháp Luân Công tại TP.HCM.

Gần đây có những học viên mang danh đệ tử Pháp Luân Công nhưng theo quan điểm của tôi không hành xử như những người tu luyện chân chính. Họ mang theo nhiều chấp trước khác nhau vào tu luyện Đại Pháp mà mãi không buông bỏ được, nuôi dưỡng các chấp trước ngày càng mạnh hơn đến mức mà họ không còn lý trý thanh tĩnh và không còn khả năng hướng nội tìm vào bên trong để tu luyện chân chính. Điều này đã tạo điều kiện cho tà ác liên tục dùi vào chỗ sơ hở ấy mà gây tổn thất cho Đại Pháp.

Sư Phụ dạy rằng“Hễ là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì phải nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia của mình; hễ ai có hành vi vi phạm chính sách pháp luật quốc gia, thì đều là điều không được dung nạp trong công đức của Pháp Luân Đại Pháp. [Hành vi] vi phạm cũng như hết thảy những hậu quả đều là do đương sự tự chịu trách nhiệm.” (Phụ lục IV, Đại Viên Mãn Pháp).

Tất cả nhưng gì mà Sư Phụ truyền dạy chúng ta đều là Pháp để tu luyện chân chính lên cao tầng. Vậy mà có những học viên không xem những lời trên là Pháp, nghĩ rằng mình thế này thế nọ đang tu luyện nơi tầng cao, không còn cần phải làm theo những lời dạy quan trọng trên, vì vậy đã gây ra nhiều rắc rối và phiền phức cho chính họ, cho những học viên tu luyện chân chính và tệ hại hơn nữa là làm cho người dân có thái độ không tốt đối với Đại Pháp.

Một bộ phận không nhỏ những người làm trong chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể, lực lượng Công An và những người dân tại TP.HCM, tại nhiều địa phương khác đã hiểu nhầm về Pháp Luân Công. Vậy chúng ta cần phải giảng rõ sự thật cho họ hiểu Pháp Luân Đại Pháp là rất tốt.

Sự thật là Pháp Luân Công dạy người ta sống theo Chân Thiện Nhẫn, không vi phạm pháp luật, không liên quan đến chính trị và tiền bạc, không phải tổ chức hay tôn giáo, và những sự việc gây hiểu nhầm gần đây không phải là do những học viên chân chính làm. Chúng ta đã vận dụng các hình thức nơi xã hội người thường như: gửi thông cáo báo chí, đối thoại trực tiếp, gửi đơn kiến nghị đến các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể…để nói rõ sự thật.

Trong khi nhiều học viên đã bước ra vì đã thấy rõ nội dung và phương pháp tiếp cận xã hội trong môi trường đặc biệt tại Việt Nam, một số khác vẫn do dự hoặc phản đối rằng tại sao cũng là học viên Pháp Luân Công với nhau mà chúng ta lại vạch trần họ với chính quyền và nói theo nhân tâm của họ là “đi tố cáo người khác”?

Ở đây tôi muốn nêu ra các vấn đề như sau:
Thứ nhất, chúng ta nhận thấy những việc làm của một số người là vi phạm pháp luật và cũng là đi ngược lời dạy của Thầy một cách có hệ thống đồng thời đã diễn ra trong một thời gian dài gây hiểu lầm với nhiều bộ phận trong chính quyền và người dân. Vì vậy chúng ta chỉ bước ra nói lên sự thật rằng những cá nhân nào vi phạm như thế thì việc của cá nhân đó, không liên quan đến Pháp Luân Công vì Sư Phụ đãn dạy mọi người phải “nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia của mình”. Trong khi nói rõ sự thật thì không thêm, không bớt, có sao nói vậy, nói một cách công tâm, không phải vì bức xúc mà nói không đúng sự thật về người khác, chúng ta hành xử theo chữ Chân.

Thứ hai là, chúng ta có nhiều học viên chấp trước vào chữ “tình”, vì họ nghĩ rằng tất cả mọi người đều là đệ tử Đại Pháp vậy chúng ta không nên đối xử như thế. Chúng ta muốn xem họ là đệ tử Đại Pháp nhưng tự bản thân họ có hành xử như là những đệ tử chân chính hay không? Có học viên cho rằng chỉ cần khuyên họ là được rồi, không nên làm lớn chuyện. Trong một thời gian dài các học viên cũng đã nhiều lần chia sẻ với họ xung quanh những vấn đề đó dựa trên Pháp lý nhưng họ không để những lời ấy trong tâm và vẫn tiếp tục làm những gì họ muốn làm. Vì họ vẫn cứ tiếp tục làm những việc không nên làm và càng ngày càng gây ra ảnh hưởng xấu cho Pháp Luân Công, và theo Pháp lý những ai nghĩ xấu về Pháp Luân Công chắc chắn sẽ bị đào thải, nên chúng ta buộc phải nói rõ sự thật cho chính quyền và những ai hiểu sai sự thật về Pháp Luân Công về những gì đã diễn ra.

Thứ ba là, vì một số người đã làm nhiều người nghĩ không tốt về Đại Pháp nên nghiệp đó tự họ phải gánh chịu. Và thực tế chúng ta cũng đã thấy rõ thay đổi theo hướng xấu nơi sắc tướng hình hài của những người này.  Sư Phụ giảng: “Nhân loại chúng ta phát triển cho đến mức độ như ngày nay, hầu như ai ai cũng đến trong nghiệp cuộn lấy nghiệp; trên thân người có nghiệp lực rất lớn.” (Bài giảng thứ 4, Chuyển Pháp Luân). Nghiệp của tự thân chúng ta vốn đã rất nhiều vậy chúng ta tạo thêm nghiệp thì làm sao tiếp tục tu luyện được nữa? Vậy khi chúng ta giảng rõ sự thật cho người dân hiểu rồi thì giúp giảm thiểu nghiệp ấy do những người kia gây ra, tạo thêm cơ hội cho họ được đắc cứu. Ở đây chúng ta một mặt là giúp Đại Pháp giảm tổn thât, mặt khác giảm bớt tiêu cực cho những ai lầm lạc là viên dung sự việc. Theo tôi thì đây là biểu hiện của thiện, là từ bi.

Sư phụ còn giảng: “Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn”. (Chuyển Pháp Luân)

Tất nhiên khi chúng ta nói rõ sự thật với chính quyền không phải vì chúng ta muốn lấy lòng họ để được yên thân tu luyện, cũng không phải vì bức xúc những việc làm của một số người kia mà chúng ta tố cáo họ, nói xấu họ, bôi nhọ họ…. Chúng ta dùng chính niệm để giảng rõ sự thật một cách có lý trý, đều dùng Pháp mà đối đãi với vấn đề, như thế chúng ta sẽ đạt được hiệu quả viên dung trong việc này và đi đúng con đường chúng ta cần phải đi tránh được tương sinh tương khắc. Trong Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2011, Sư Phụ giảng: “…Nhưng con đường ấy rất hẹp, hẹp đến mức chư vị phải đi một cách chính phi thường thì mới được, mới có thể cứu người. Chư vị đi một cách chính phi thường, thì chư vị mới không xuất hiện vấn đề.”

Một số học viên khác thì nghĩ rằng, hiện nay vấn đề này không liên quan đến tôi, nên tôi không cần phải gặp chính quyền để giảng rõ sự thật, khi nào vấn đề phát sinh ở địa phương của tôi thì tôi sẽ bước ra giảng rõ sự thật. Theo tôi thì đây là cơ hội tốt nhất mà chúng ta nên nắm lấy để nói rõ sự thật cho mọi người về Pháp Luân Đại Pháp là tốt như thế nào. Trong Chuyển Pháp Luân Sư Phụ có nói: “Tu luyện là không có bất cứ điều kiện nào cả, muốn tu luyện, vậy thì cứ việc tu luyện”. Sao chúng ta phải đợi đến lúc chính quyền tìm đến thì chúng ta mới nói rõ sự thật được. Một khi người ta tìm đến mình thì trong tâm họ đã có những định kiến về chúng ta, nếu trong tâm họ có ác niệm thì những sinh mệnh tà ác sẽ theo và thao túng họ, khi đó chúng ta sẽ ở thế bị động và việc nói rõ sự thật sẽ khó khăn hơn thay vì chúng ta chủ động tìm đến họ khi niệm đầu họ chưa cố kết vào bất cứ quan điểm nào. Điều này là phản ảnh của những quan niệm người thường mà chúng ta chưa nhận ra và buông bỏ chúng đi đó là ngại tiếp xúc với các cấp chính quyền. Đồng thời tôi thấy rất nhiều học viên trước khi tu luyện đã không có thiện cảm với công an, chính quyền,  thậm chí một số còn có tâm sợ hãi. Đây hoàn toàn là những chấp trước cần buông bỏ.

Chúng ta là những người tu luyện chân chính, tu luyện trở thành những sinh mệnh cao tầng, sao chúng ta còn phân biệt người này và người kia, bất cứ ai cũng là những chúng sinh cần được cứu trong chính Pháp, và nơi nào có Đệ tử Đại Pháp thì nơi đó chúng sinh có hy vọng được đắc cứu, sao chúng ta không thể dùng chính niệm để giảng rõ sự thật một cách đường đường chính chính. Bề mặt là chúng ta cần phải nói cho họ hiểu nhưng thực tế là Đệ tử Đại Pháp mang cơ hội đến cho họ nhưng tự họ không biết điều đó vì chúng sinh đang sống trong mê. Giảng rõ sự thật cũng là tu luyện, đây chẳng phải cũng là cơ hội để chúng ta vứt bỏ chấp trước và nâng cao tâm tính hay sao?

Vì vẫn có những học viên chấp trước vào chữ  “tình” nên chưa bước ra nói rõ sự thật với các cấp chính quyền. Biểu hiện bề mặt là hiện nay chính quyền nhận định rằng Pháp Luân Công là có người tốt, tuy nhiên cũng có người không tốt đang lợi dụng chúng ta.  Vì vậy chúng ta phải bước ra thật lý trí và từ bi để chứng minh rằng có người tốt rất nhiều không cần lo ngại sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, chính trị và xã hội… Nếu như có nhiều người hơn nữa buông bỏ được chấp trước căn bản mà bước ra giảng rõ sự thật thì Đại Pháp sẽ giúp có thêm nhiều người hiểu rõ sự thật và giảm thiểu tổn thất trong Chính Pháp.

Trên đây là những thể ngộ của cá nhân, có điều chi thiếu sót mong nhận được ý kiến đóng góp.

1 thg 2, 2012

TRUYỀN THÔNG TRONG NƯỚC: GIÁO SƯ NGUYỄN LÂN DŨNG TRẢ LỜI BẠN ĐỌC VỀ PHÁP LUÂN CÔNG

Trong mục "Hỏi gì Đáp nấy"  trên Báo Nông Nghiệp Việt Nam số ra ngày 10/1/2012, Giáo Sư Nguyễn Lân Dũng đã trả lời bạn đọc thắc mắc về Pháp Luân Đại Pháp hay còn gọi là Pháp Luân Công.

Giáo Sư Nguyễn Lân Dũng là một Tiến sĩ Sinh học đồng thời là một nhà nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam có nhiều đóng góp cho ngành sinh học và đưa ra nhiều lời khuyên tư vấn thiết thực cho bà con nông dân.

Ông có trên 150 đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước, đã từng chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước trong 15 năm liền.  Ông tham gia nhiều hoạt động xã hội và đảm nhận nhiều chức danh khác nhau trong đó có: Chủ Tịch Hội các Ngành Sinh học Việt Nam; Đại Biểu Quốc Hội khóa X, khóa XI, và khóa XII, Ùy Viên Ban Đối Ngoại Quốc Hội; Ủy viên thường vụ Hội Hữu Nghị Việt-Trung; Tổng Thư Ký Nhóm Hữu Nghị Việt Nam-Trung Quốc; Ủy viên Hội đồng Biên tập Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư...  Ngoài ra Ông có khá nhiều thành tích khen thưởng trong đó nổi bậc là: Nhà giáo ưu tú, Huân Chương Lao động hạng III, Bằng khen của Thủ Tướng...

BĐQ (theo Internet)

Sau đây là trích đăng Báo Nông Nghiệp Việt Nam số ra ngày 10/1/2012

HỎI GÌ ĐÁP NẤY

TÌM HIỂU VỀ PHÁP LUÂN CÔNG

Học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan đang tập luyện
Tôi nghe nhiều người nói tập Pháp Luân Đại Pháp rất tốt cho sức khỏe. Vậy xin giáo sư giải thích Pháp Luân Đại Pháp là gì và có đúng là tốt cho sức khỏe thật không ạ? Nếu tốt sao y học không phổ biến rộng rãi cho mọi người biết? (Nguyễn Xuân Khoát - xuankhoatdn@gmail.com)
Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một hệ thống “tu dưỡng cơ thể và tinh thần” được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng năm 1992. Pháp Luân Công có năm bài tập khí công nhẹ nhàng (bốn bài động công tư thế đứng và một bài tĩnh công tọa thiền). Các bài học Pháp Luân Công được viết trong sách “Chuyển Pháp Luân”  và hướng dẫn thực hành trong cuốn “Đại Viên Mãn Pháp”.
Với sự phát triển nhanh chóng, năm 1999 số học viên Pháp Luân Công có lúc đã lên đến trên 70 triệu học viên, theo ước tính của chính phủ Trung Quốc. Một cuộc nghiên cứu qui mô được thực hiện vào tháng 10/1998 bởi đoàn chuyên viên y tế tại Bắc Kinh.
Bài trắc nghiệm được phân phát trên 200 địa điểm tại 5 quận tại Bắc Kinh. Kết quả dựa trên 12.731 bài trắc nghiệm cho thấy có đến 99,1% người tập đang trên đường phục hồi sức khỏe, trong số này có 58,5% hoàn toàn được bình phục bởi tập Pháp Luân Công, 80,3% được cải tiến về sức khỏe cơ thể và 96,5% được cải tiến về sức khỏe tâm thần.
Cuộc nghiên cứu cho biết những người tập Pháp Luân Công có được sự cải thiện lớn đối với sức khỏe. Hiện nay Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền rộng tại 114 quốc gia và vùng lãnh thỗ và hơn 100 triệu người đã được hưởng lợi ích từ việc tập Pháp Luân Công. Các cuốn sách của Pháp Luân Đại Pháp đã được dịch ra trên 30 thứ ngôn ngữ và phổ biến khắp thế giới.
Vì nhiều lý do, Pháp Luân Công bị cấm phổ biến ở Trung Quốc từ tháng 7/1999. Pháp Luân Công là một môn khí công của Trung Quốc nhưng lại bị ngăn cấm ở Trung Quốc. Pháp Luân Công chưa phát triển nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên đã có những lớp học tự nguyện vào buổi sáng tại một số công viên ở Hà Nội và TP.HCM. 
(GS. NGUYẾN LÂN DŨNG - Dungnguyenlan09@yahoo.com)
Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/122/21/89670/Tim-hieu-ve-Phap-Luan-Cong.aspx