Ở đỉnh cao quyền lực của mình, Giang Trạch Dân đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đồng thời cẩn thận cất nhắc các cán bộ đã chứng tỏ lòng trung thành của họ qua việc sốt sắng thực hiện chiến dịch "nhổ tận gốc" Pháp Luân Công.
Ví dụ, Bạc Hy Lai được thăng chức Chủ Tịch tỉnh Liêu Ninh và sau đó Bộ trưởng Bộ Thương mại, trước khi bị rớt xuống làm Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo phản đối nhiều lần về Bạc đã bị kiện trên khắp thế giới vì những tội ác chống lại nhân loại và diệt chủng.
Cánh tay phải của Bạc ở Trùng Khánh là Vương lập Quân. Cả hai đều bị cáo buộc đã đồng loã trong những vụ giết người, tra tấn, bỏ tù bất hợp pháp và mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công.
Giang cũng đã đưa Chu Vĩnh Khang lên lãnh đạo bộ máy an ninh trong nước, một hệ thống lớn bao gồm cảnh sát, tòa án và thanh tra sử dụng một ngân sách lớn vượt quá ngân sách dành cho quân đội Trung Quốc, theo những con số thống kê chính thức.
Chu, cho đến gần đây, một trong những người quyền lực nhất ở Trung Quốc nhưng tương lai của y trông cực kỳ bấp bênh. Bạc đã được chuẩn bị để thay thế ông ta, nhằm đảm bảo rằng không phải là Giang Trạch Dân cũng không phải Chu, hoặc các thành viên khác của phe với bàn đẫm máu của Giang Trạch Dân, sau này sẽ bị điều tra hoặc bị trừng phạt vì bức hại Pháp Luân Công.
Nhưng bây giờ Bạc đang phải đối mặt với điều tra về tham nhũng và giết người. Chu cũng đang bị điều tra và đã bị buộc phải giao lại quyền hành cho cấp dưới. Vương được tiết lộ là đã khai ra chi tiết một âm mưu giữa Bạc và Chu nhằm lật đổ Tập cận Bình, người dự kiến vào mùa thu này sẽ kế nhiệm Hồ Cẩm Đào làm người đứng đầu của ĐCSTQ.
Lúc còn nắm quyền, Giang đã xây dựng phe nhóm của mình và khi về hưu ông có đủ ảnh hưởng để bảo vệ nó. Nhưng tương lai phụ lại thuộc vào sự gia tăng quyền lực của Bạc. Giang bây giờ sống trong tình trạng thực vật, và với Bạc và Vương đã ra đi, Chu Vĩnh Khang đang cô đơn trong phòng tác chiến.
Khi cựu cảnh sát Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy trốn để cứu mạng sống của mình tới lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô vào ngày 6/3, khởi động một cơn bão chính trị không thể lắng dịu xuống được. Trận chiến diễn ra ở hậu trường làm nổi bậc lên lập trường của các quan chức đối với cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Phe bàn tay đẫm máu gồm các quan chức mà cựu lảnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân cất nhắc để thực hiện chính sách khủng bố, đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm về tội ác của họ và tiếp tục chiến dịch. Các quan chức khác đang từ chối không còn tham gia vào cuộc bức hại nữa. Sự kiện đem đến một sự lựa chọn rõ ràng cho các quan chức và công dân của Trung Quốc, cũng như mọi người khắp thế giới: hoặc hỗ trợ hoặc chống lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Lịch sử sẽ ghi lại lựa chọn của mỗi người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét