30 thg 8, 2012

VỀ MỘT TẤM BĂNG – RÔN

Chân Tâm

Lang thang trên mạng bắt gặp những bức hình chụp các băng rôn được treo trên dây điện cao chạy ngang trục lộ lớn ở TP.HCM. Chúng đều mang dòng chữ “CHÂN TƯỚNG PHÁP LUÂN CÔNG LÀ TỬ HUYỆT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC”

Rất ngạc nhiên bởi đây là tiếng Việt cho người Việt đọc nhưng… tôi thú thật là không hiểu gì. Thử mô hình hóa câu này thành công thức:

“Chân tướng của A là tử huyệt của B”

Sẵn máy tính nhờ Google tôi thử tìm hiểu hai từ tiếng Việt:

Chân tướng là bộ mặt thật, bản chất thật (thường xấu xa), vốn được che đậy.

Và sau đây là kết quả do Google cung cấp để làm ví dụ:

  • Chân tướng kẻ lừa tình
  • Lộ chân tướng hoa hậu Hàn quốc “chôm” tiền của bạn
  • Chân tướng một kẻ cuồng tín
  • Chân tướng kẻ chủ mưu cướp tiệm vàng
  • Chân tướng của người tình trùm giang hồ Dũng“ben”
  • Chân tướng của thầy lừa “siêu phép thuật”

    Như vậy khi nói chân tướng A thì hiển nhiên A phải rất xấu xa, phải luôn luôn dùng sự giả dối, mờ ám che đậy bộ mặt thật của mình. Nhân vật A có bản chất không ra gì; nó tồn tại được là nhờ sự khuất tất. nếu ai đó nói vạch mặt chân tướng của A thì những ai có quan hệ với A đều phải từ chối, phủ nhận, thậm chí căm hận, phẫn uất. Ở đây lương tri, lương năng đã bị lừa lọc, phản bội. A là kẻ đạo đức giả, vì thế nó bị những người có đạo đức thật vạch mặt, chỉ tên và xa lánh.

    Tôi đã gõ vào Google ba từ Pháp Luân Công và lựa chọn một đoạn văn giản dị như sau:

     “Pháp Luân công là môn khí công theo phương châm Chân Thiện Nhẫn, được thực hành trên 140 nước với trên 100 triệu người tập trên thế giới. Tuy nhiên, tại Trung Quốc môn này bị cấm và bị đàn áp mạnh tay”
    Như vậy, “chân tướng” và “Pháp Luân Công” đã có mâu thuẫn. Khi đứng sau danh từ “chân tướng” thì làm Pháp Luân Công mang nghĩa xấu. Còn nếu như là môn pháp đề cao Chân Thiện Nhẫn thì nó quyết không thể đứng sau hai từ “chân tướng” trừ trường hợp muốn dẫn người đọc hiểu sai.

    Bây giớ chúng ta tìm hiểu từ Hán Việt còn lại. “Tử huyệt” là huyệt nguy hiểm có thể làm chết người khi bị tác động.

    Có thế liệt kê một số “tít” từ google:

    • Phanh và khí thải: tử huyệt của ô tô Việt
    • Hàng thủ: tử huyệt của đội tuyển Pháp
    • 36 tử huyệt của con người

      Khi nói “tử huyệt của B” thì ta có thể hiểu B có nhiều huyệt nguy hiểm và nó nằm trên B hay thuộc một phần của B. Nếu tác động đủ mạnh vào một trong những điểm huyệt ấy, B có thể chết. Người ta có 36 tử huyệt, vì thế có thể nói “Thần đình là một trong những tử huyệt của con người”

      Câu băng rôn trên kia không xác định rõ ra A là một trong những tử huyệt của B, vô tình khiến cho người ta hiểu rằng B chỉ có một tử huyệt duy nhất mà thôi và chính là “chân tướng” Pháp Luân Công. Cũng nên nhớ rằng Pháp Luân Công không phải là một phần trên thân thể của Đảng công sản Trung Quốc. Vì vậy, về logic câu băng rôn trên là vô lý, vô nghĩa

      Cũng cần lưu ý từ “là” ở đây tạo nên một so sánh luận lý, nó là định nghĩa thuyết phục người ta bằng lý trí. Khi cân bằng hai vế phương trình “Chân tướng Pháp Luân Công = [là] tử huyệt của ĐCSTQ” thì lý trí trở nên hoang mang, bất lực, không thể hiểu ý đồ của người viết định nói gì.

      Đến đây, có thể tạm diễn đạt lại câu băng rôn “CHÂN TƯỚNG PHÁP LUÂN CÔNG LÀ TỬ HUYỆT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC” cho thuần Việt như sau: Pháp Luân Công “càng bị vạch trần bao nhiêu” thì Đảng cộng sản Trung Quốc càng dễ chết bấy nhiêu!?

      Vô nghĩa, tối nghĩa, rối nghĩa. Tôi cố lựa chọn một trong các từ đó để nói về câu băng rôn trên nhưng cứ phân vân khi nhìn các dòng chữ kỳ lạ như thách đố trình độ tiếng Việt của mình.


      BĐQ: Bài viết thể hiện quan điểm của bạn đọc Chân Tâm, một người có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy văn học.

      Các bài liên quan:

      27 thg 8, 2012

      Faluninfo.net (FalunDafa Information Center): Học Viên Pháp Luân Công Bị Bắt Cóc, Sát Hại Trong Chiến Dịch Đàn Áp Trước Chuyến Viếng Thăm Của Một Thống Đốc Hoa Kỳ

      Đơn kiến nghị của dân làng đòi trả tự do cho một người hàng xóm là học  viên Pháp Luân Công, cảnh sát đáp trả bằng các cuộc đàn áp


      (21/08/2012) Ít nhất một học viên Pháp Luân Công đã bị giết và một người khác đã bị đưa vào trại lao động ở tỉnh Hà Bắc khi lực lượng an ninh đàn áp trước chuyến viếng thăm trong tháng sáu của thống đốc bang Iowa, ông Terry Branstad. Cuộc đàn áp được tiến hành với ý đồ nhằm xác định ai đã đăng lên mạng Internet thông tin chi tiết về một bản kiến nghị do 700 dân làng ký kêu gọi trả tự do cho một người hàng xóm của họ là học viên Pháp Luân Công.

      Chuỗi các sự kiện bắt đầu vào ngày 01 tháng 6 năm 2012 khi cảnh sát dự định bắt cóc ông Lý Lan Khuê ở làng Dong’anfeng vì ông tập Pháp Luân Công. Dân làng đã thành ngăn cản nỗ lực của cảnh sát bằng cách bao vây những chiếc ô tô và gây áp lực không cho cảnh sát bắt nhốt ông Lý, vốn là một thành viên được cộng đồng này tôn trọng. Chính quyền, bao gồm phòng 610 ngoài pháp luật - tiếp tục truy tìm ông Lý. Họ sách nhiễu dân làng, cảnh báo không cho họ hợp tác với ông Lý và phạt chủ một cửa hàng 1500 nhân dân tệ vì đã trò chuyện với ông.

      Ông Lý Lan Khuê và con trai. Ông Lý đã bị cảnh sát bắt cóc tại tình Hà Bắc vào tháng 6 ngay trước chuyến viếng thăm đến khu vực này của thống đốc bang Iowa, ông Terry Branstad.
      Vào ngày 07 tháng 6, các cơ quan an ninh của Trung Quốc đã thực hiện lần thứ hai toan tính bắt cóc ông Lý. Lần này, họ đã thành công mang ông đi và bí mật kết án ông 15 tháng trong trại cưỡng bức lao động. Hiện tại, ông đang bị giam tại Trung Tâm Tẩy Não Thạch Gia Trang.

      Việc ông Lý bị bắt là một phần của một chiến dịch “dọn sạch” của cảnh sát rộng khắp thành phố thường được thực hiện ngay trước những thời điểm chính trị nhạy cảm, những sự kiện quốc tế, hoặc là những chuyến viếng thăm của quan chức nước ngoài. Trong trường hợp này, cuộc truy quét xảy ra trước chuyến công tác thương mại của thống đốc ban Iowa, ông Terry Branstad theo lời mời của Tập Cận Bình, một thành viên của Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị đầy quyền lực của Đảng Cộng Sản và cũng là người được hy vọng sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào trở thành lãnh đạo tối cao năm nay. Chuyến thăm diễn ra từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 05 tháng 6 bao gồm một đêm tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Gia đình ông Lý sau đó đã gửi một bức thư đến thống đốc Branstad yêu cầu sự giúp đỡ của ông trong việc phóng thích ông Lý.

      “Quan chức nước ngoài đến thăm Trung Quốc phải nhận thức rằng Đảng Cộng Sản TQ thường dùng những chuyến thăm của họ để xiết chặt lệnh cấm đối với người dân địa phương – bao gồm việc bắt cóc học viên Pháp Luân Công đến các lớp tẩy não”, ông Levis Browde, giám đốc điều hành Trung Tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp cho nói. “ Quan chức nước ngoài nên làm rõ với các đối tác Trung quốc của họ rằng hành vi như thế là không thể chấp nhận được và họ sẽ hủy mọi thỏa thuận đã đạt được nếu họ biết được rằng thậm chí một công dân Trung Quốc vô tội phải đánh mất tự do của họ vì những nguyên nhân có liên quan đến chuyến viếng thăm.”

      ̣t bản kiến nghị do hơn 700 dân làng ký kêu gọi phóng thích ông Lý Lan Huệ
      Sau khi ông Lý bị bắt cóc, dân làng đã đoàn kết lại một lần nữa để giúp đỡ ông Lý. Trong vòng 3 tuần, hơn 700 người đã ký vào tờ đơn kiến nghị đòi thả người đàn ông lớn tuổi, lời kêu gọi gần đây nhất đã trở thành một sự kiện rộng khắp cả nước. Băng rôn và những quả bóng bay với thông điệp như “Tự do tín ngưỡng; Chấm dứt cuộc bức hại,” và “ Thế giới cần có Chân-Thiện-Nhẫn,” (đặc tính cốt lõi được thể hiện trong những giáo huấn của môn tu luyện Pháp Luân Công) xuất hiện tại những nơi công cộng.

      Khi những hình ảnh về tờ đơn kiến nghị và những tấm băng rôn xuất hiện trên mạng, bao gồm cả trên trang Minh Huệ tiếng Hoa ở hải ngoại của Pháp Luân Công, cảnh sát đã phản ứng ngay lập tức, họ tấn công các gia đình và tra hỏi dân làng nhằm xác định ra ai đã đăng những bức hình.

      Cô Dương Ngân Kiều, người đã qua đời vì bị rơi từ tầng cao trong tháng 8 khi bị cảnh sát đột nhập vào nhằm nhằm tìm người đã đăng những thông tin chi tiết về tờ kiến nghị cho ông Lý Lan Khuê lên mạng Internet.
      Trong khi đột nhập vào nhà của một học viên Pháp Luân Công, cô Dương Ngân Kiều, vào ngày 17 tháng 8, cô Dương đã “rơi” một cách đầy bí ẩn từ cửa sổ của căn hộ trên tầng năm của cô. Cảnh sát đã ngay lập tức rời khỏi hiện trường chỉ để quay trở lại với trang phục chống bạo động khi chồng cô Dương trở về và phát hiện cô nằm trên đường. Chồng cô đã gọi cấp cứu nhưng cô Dương được thông báo là đã chết tại hiện trường. Cảnh sát sau đó đã bao vây con đường, đánh đập những ai muốn đến gần bao gồm cả con trai của cô Dương.

      Được báo rằng cảnh sát vẫn còn tiếp tục đóng quân tại làng Dong’angfeng để cố tìm cho ra ai là người chịu trách nhiệm cho bài đăng trên mạng Internet đó. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt nhốt, gồm cả một người phụ nữ được báo rằng đã bất tỉnh và bị co giật do bị cảnh sát ngược đãi. Vợ và con gái của ông Lý cũng bị bắt giam vào ngày 02 tháng 8.

      “Những sự việc bất ngờ và thương tâm xoay quanh tờ đơn kiến nghị đòi thả ông Lý đã minh chứng rằng Đảng Cộng sản TQ đang rất lo sợ sự quan tâm của quốc tế đối với những lời kêu gọi đang dâng cao của người dân Trung Quốc nhằm đòi chấm dứt cuộc đàn áp bè bạn và hàng xóm của họ, những người luyện tập Pháp Luân Công,” ông Browde nói. “Tất cả đó là lý do tại sao sự việc của ông Lý và cô Dương nên được điều tra, phơi bày, và báo cáo.”

      Trung Tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp kêu gọi các quan chức ở tỉnh Hà Bắc chú ý đến những yêu cầu được đưa ra trong tờ kiến nghị cho ông Lý và lập tức thả ông, cũng như điều tra về cái chết của cô Dương Ngân Kiều và trừng phạt những người trách có trách nhiệm. Trung tâm cũng kêu gọi truyền thông nước ngoài đưa tin về những diễn biến này và thông báo cho những quan chức chính phủ, bao gồm thống đốc Branstad, nhằm kêu gọi thả ông Lý.

      Nguồn:  http://faluninfo.net/article/1244/?cid=84 
      Thông tin chi tiết liên hệ với Trung Tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp

      Liên hệ: Gail Rachlin (+1 917-757-9780), Levi Browde (+1 845-418-4870), Erping Zhang (+1 646-533-6147), hoặc Joel Chipkar (+1 416-731-6000)

      Fax: 646-792-3916 Email: contact@faluninfo.net, Website: http://www.faluninfo.net/

      18 thg 8, 2012

      Phòng Tác Chiến Của Chu Vĩnh Khang (Tranh vẽ minh họa)

      Chu Vĩnh Kháng ngồi cô độc trong phòng tác chiến (Tranh vẽ)
      (Chữ ghi trên bản đồ: Đàn Áp Pháp Luân Công; Lời thoại bên trái: "Bạc đã ra đi và tôi đang bị điều tra. Tùy thuộc ông điều hành việc này, OK chứ ông Giang? Lời thoại bên phải: "Được rồi... đừng bận tâm")

      Ở đỉnh cao quyền lực của mình, Giang Trạch Dân đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đồng thời cẩn thận cất nhắc các cán bộ đã chứng tỏ lòng trung thành của họ qua việc sốt sắng thực hiện chiến dịch "nhổ tận gốc" Pháp Luân Công.
      Ví dụ, Bạc Hy Lai được thăng chức Chủ Tịch tỉnh Liêu Ninh và sau đó Bộ trưởng Bộ Thương mại, trước khi bị rớt xuống làm Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo phản đối nhiều lần về Bạc đã bị kiện trên khắp thế giới vì những tội ác chống lại nhân loại và diệt chủng.
      Cánh tay phải của Bạc ở Trùng Khánh là Vương lập Quân. Cả hai đều bị cáo buộc đã đồng loã trong những vụ giết người, tra tấn, bỏ tù bất hợp pháp và mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công.
      Giang cũng đã đưa Chu Vĩnh Khang lên lãnh đạo bộ máy an ninh trong nước, một hệ thống lớn bao gồm cảnh sát, tòa án và thanh tra sử dụng một ngân sách lớn vượt quá ngân sách dành cho quân đội Trung Quốc, theo những con số thống kê chính thức.
      Chu, cho đến gần đây, một trong những người quyền lực nhất ở Trung Quốc nhưng tương lai của y trông cực kỳ bấp bênh. Bạc đã được chuẩn bị để thay thế ông ta, nhằm đảm bảo rằng không phải là Giang Trạch Dân cũng không phải Chu, hoặc các thành viên khác của phe với bàn đẫm máu của Giang Trạch Dân, sau này sẽ bị điều tra hoặc bị trừng phạt vì bức hại Pháp Luân Công.
      Nhưng bây giờ Bạc đang phải đối mặt với điều tra về tham nhũng và giết người. Chu cũng đang bị điều tra và đã bị buộc phải giao lại quyền hành cho cấp dưới. Vương được tiết lộ là đã khai ra chi tiết một âm mưu giữa Bạc và Chu nhằm lật đổ Tập cận Bình, người dự kiến ​​vào mùa thu này sẽ kế nhiệm Hồ Cẩm Đào làm người đứng đầu của ĐCSTQ.
      Lúc còn nắm quyền, Giang đã xây dựng phe nhóm của mình và khi về hưu ông có đủ ảnh hưởng để bảo vệ nó. Nhưng tương lai phụ lại thuộc vào sự gia tăng quyền lực của Bạc. Giang bây giờ sống trong tình trạng thực vật, và với Bạc và Vương đã ra đi, Chu Vĩnh Khang đang cô đơn trong phòng tác chiến.
      Khi cựu cảnh sát Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy trốn để cứu mạng sống của mình tới lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô vào ngày 6/3, khởi động một cơn bão chính trị không thể lắng dịu xuống được. Trận chiến diễn ra ở hậu trường làm nổi bậc lên lập trường của các quan chức đối với cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Phe bàn tay đẫm máu gồm các quan chức mà cựu lảnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân cất nhắc để thực hiện chính sách khủng bố, đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm về tội ác của họ và tiếp tục chiến dịch. Các quan chức khác đang từ chối không còn tham gia vào cuộc bức hại nữa. Sự kiện đem đến một sự lựa chọn rõ ràng cho các quan chức và công dân của Trung Quốc, cũng như mọi người khắp thế giới: hoặc hỗ trợ hoặc chống lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Lịch sử sẽ ghi lại lựa chọn của mỗi người.