15 thg 7, 2012

Mật vụ Trung Cộng đã "đun sôi từ từ"

Gián điệp với mục đích theo dõi Pháp Luân Công sẽ được sử dụng cho những mục đích khác

Ngày 26 tháng 6 năm 2010, tuần báo Der Spiegel của Đức đã đăng bài “Gián điệp”. Bài báo này kể một câu chuyện về các hoạt động đang diễn ra hàng ngày ở các nước phương Tây nhưng đã bị bỏ quên quá lâu, các hoạt động này cho thấy một thế lực nước ngoài đang phát triển các nguồn lực mà dần dần làm hoen mờ sự tự chủ độc lập của phương Tây.

"Chế độ Trung Cộng đã sử dụng mọi nguồn lực để có thể đạt được những gì mình muốn: gián điệp, phi gián điệp, chuyên nghiệp, nghiệp dư, kiều bào Trung Quốc, người nước ngoài, sinh viên, và học giả" 
Câu chuyện này rất giống với những gì đã xảy ra trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, lần này, các chuyên viên tình báo đến từ Trung Quốc, một đối tác thương mại được nhiều nước theo đuổì. Mục tiêu ở đây không phải là việc quốc phòng của chính phủ hay những bí mật thương mại của một công ty, mà là những người tập luyện môn thiền định tâm linh Pháp Luân Công.

Sun Dan (tên đã được thay đổi), một kiều dân Trung Quốc, một học giả, và một công dân Đức, đã ở trong một tình thế khó khăn khi cha mình ở Trung Quốc lâm bệnh. Vì là một học viên Pháp Luân Công nên việc xin cấp thị thực của ông trở nên rất phức tạp.

Tháng 3 năm 2006, viên chức đặc trách các vấn đề thị thực của Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin đã thu xếp cho Sun gặp hai người đàn ông đến từ Trung Quốc tại một nhà hàng ở trung tâm Berlin. Cơ quan tình báo Đức tin rằng nhân viên cấp thị thực này cũng làm việc cho một cơ quan tình báo của Trung Quốc, gọi là Bộ An ninh Quốc Gia.

Bắt đầu vào năm 2008, ông Sun đã gửi các thư điện tử trao đổi về Pháp Luân Công giữa những người tập luyện tới một tài khoản e-mail mà ông sử dụng để liên lạc với các viên chức Trung Quốc, những người cũng quyền truy cập vào hộp thư này.

Ông Sun chối không làm gì sai quấy, nói rằng những gì mình gửi đi là thông tin công khai, và ông đã không biết các viên chức Trung Cộng này là gián điệp. Thì ra họ là các viên chức cao cấp của Phòng 610, và một người trong số họ giữ chức Thứ trưởng.



PHÒNG 610

Phòng 610 là một trung tâm điều khiển việc thi hành chính sách đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một chính sách khởi đầu vào tháng 7 năm 1999 bởi Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân. Cơ quan này không được liệt kê trong bất cứ trang web và tài liệu chính thức nào của ĐCSTQ hay là của nhà nước. Nó hoạt động như một cơ quan bí mật.

Mục đích duy nhất của Phòng 610 là diệt tận gốc Pháp Luân Công. Vì hiện nay Pháp Luân Công được tập luyện ở hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới, cho nên cánh tay nối dài của Phòng 610 đã vươn xa ra ngoài biên giới Trung Quốc.

Các hoạt động bên ngoài Trung Quốc của Phòng 610 không có gì là xa lạ đối với những người biết rõ về vấn đề này nhưng lại không phổ biến đối với công chúng. Tháng 2 năm 2008, nhà văn người Pháp, Roger Faligot, người đã viết khoảng 40 cuốn sách liên quan đến các cơ quan tình báo, đã xuất bản cuốn sách “Mật vụ Trung Quốc từ thời Mao cho đến Thế vận hội”.

Trong chương 10, ông mô tả việc các lực lượng tình báo Trung Quốc đã được triển khai trên khắp thế giới để chuẩn bị cho Thế vận hội như thế nào. Ông đặc biệt lưu ý rằng Phòng 610 bí mật cũng nằm trong lực lượng đặc biệt này. Phòng 610 tham gia vào là vì nó đã trở thành tổ chức chính được chính quyền Trung Quốc giao nhiệm vụ giám sát Pháp Luân Công trong xã hội Tây phương .

Ông Trần Dụng Lâm từng là một cán bộ ngoại giao thuộc Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, Úc. Sau khi đào thoát vào năm 2005 vì đã từ chối thi hành lệnh đàn áp Pháp Luân Công, ông đã tuyên bố rằng có hơn 1.000 điệp viên ở Úc, hầu hết được sử dụng để giám sát các hoạt động của những học viên Pháp Luân Công.

Nhiều nhà ngoại giao và các điệp viên Trung Cộng không thực sự xuất hiện trong danh sách nhân viên của Phòng 610. Nhưng khi liên quan đến vấn đề Pháp Luân Công thì họ đều làm việc cho Phòng 610. Ông Trần Dụng Lâm ở Úc và nhân viên cấp thị thực của Đại sự quán Trung Quốc tại Berlin là những trường hợp tương tự, những nhân viên thuộc ngoại giao đoàn nhưng lại làm việc theo lệnh của Phòng 610. 

BỊ SAI KHIẾN

Khác với Liên Xô, một quốc gia mà trong thời Chiến tranh lạnh chủ yếu dựa vào những người chuyên nghiệp, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng mọi nguồn lực có thể để đạt được những gì mình muốn: gián điệp, phi gián điệp, chuyên nghiệp, nghiệp dư, kiều bào Trung Quốc, người nước ngoài, sinh viên, và học giả.

Richard Fadden, Giám đốc Cơ quan Tình báo An ninh Canada (CSIS), đã nói với hãng tin CBC News rằng một số chính khách Canada đang nằm dưới tầm ảnh hưởng của một chính phủ nước ngoài và ngụ ý rằng Trung Quốc có liên quan vào việc này.

Việc chính quyền Trung Quốc đã khiến các chính khách Canada rơi vào bẫy của họ như thế nào thì còn chưa được hiểu rõ. Cái bẫy này không nhất thiết là được tạo ra theo phương cách truyền thống thời kỳ Chiến tranh lạnh. Mối quan hệ đôi khi bắt đầu theo một cách “vô hại”, với một chủ đề chỉ liên quan đến “các vấn đề nội bộ” của Trung Quốc.

Các công cụ được sử dụng phổ biến nhất là vấn đề Đài Loan và vấn đề Pháp Luân Công. Có một tổ chức được gọi là “Hội đồng Cổ Động Thống nhất Hòa bình Quốc gia Trung Quốc” (CCPPR). “Thống nhất hòa bình” nghe như thể là chỉ liên quan đến các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, và thế là không ai quan tâm đến các hoạt động gián điệp của Trung Quốc cần phải cảnh giác. Nhưng nếu bạn nhìn vào trang web của CCPPR, nó không hề đơn giản như vậy..

CCPPR có 131 chi nhánh, 10 ở Châu Á, 29 ở Châu Âu, 20 ở Bắc Mỹ, 24 ở Nam Mỹ, 23 ở Châu Phi, 19 ở Thái Bình Dương, cộng thêm 6 chi nhánh ở Đài Loan, Hồng Kông và Macao. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng vấn đề Đài Loan là một vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không nước nào được can thiệp vào, vậy thì tại sao họ lại cần nhiều chi nhánh ở các quốc gia khác như vậy?

Hầu hết các chi nhánh đều được đăng ký là các tổ chức phi chính phủ (NGO), nhưng họ chỉ nghe và làm theo mệnh lệnh từ Bắc Kinh. Một hình ảnh từ trang web của CCPPR đã cho thấy rằng ĐCSTQ coi các chi nhánh trên khắp thế giới là một phần lãnh thổ của mình. Có lẽ hình ảnh này đã quá lộ liễu, bởi vì nó đã bị gỡ xuống và không còn được nhìn thấy trên trang web này nữa

Câu chuyện của CCPPR không kết thúc với cộng đồng Trung Quốc. Một ví dụ là John So, cựu Thị trưởng của thành phố Melbourne, Australia. Sau khi được bầu làm thị trưởng, ông đã trở thành mục tiêu chính của Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ.

Sau nhiều nỗ lực, ông đã được tuyển làm cố vấn cho chi nhánh Australia của CCPPR, cùng với hơn chục chính khách Australia khác. Thông thường thì vấn đề chủ quyền và thống nhất là một vấn đề phải được xử lý ở cấp liên bang hoặc tiểu bang. Nó không phải là việc của các quan chức cấp địa phương. Vậy thì các chính khách địa phương của Australia có thể làm gì cho sự thống nhất của Trung Quốc?

Một khi trở thành một bộ phận trong cánh tay dài của ĐCSTQ, thị trưởng So đã làm nhiều hơn là chỉ dính dấp vào vấn đề của Trung Quốc và Đài Loan. Ông ta đã làm những việc khác theo chính sách của ĐCSTQ. Năm 2002, ông đã từ chối đơn xin đăng ký tham gia đoàn diễn hành Moomba của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Melbourne, một phần của một lễ hội ngoài trời lớn được chào đón hàng năm tại Melbourne.

Thị trưởng So có vẻ như đã quên rằng đất nước của mình là Australia chứ không phải Trung Quốc – sự từ chối của ông đã vi phạm luật pháp Australia. Hành động của ông đã tiêu tốn 200.000 đô-la của những người đóng thuế, và ông cũng bị yêu cầu công khai xin lỗi nhóm Pháp Luân Công.

Sự tham lam của chính quyền Trung Cộng là vô tận. Các lực lượng được tuyển mộ sẽ không chỉ giới hạn trong các vấn đề Đài Loan hay Pháp Luân Công. Nó có thể dễ dàng được chuyển sang các vấn đề khác, chính trị hoặc kinh tế.


Sự mất tự do ở các nước Tây phương sẽ không đến trong một sớm một chiều, khi các cá nhân chịu thỏa hiệp đang đẽo gọt từng miếng một quyền tự quyết của đất nước mình. Giống như một con ếch bị đặt vào nồi nước đang được đun sôi từ từ, khi con ếch nhận ra rằng nước quá nóng thì nó đã chẳng thể làm gì để tự giúp mình được nữa.


Ghi chú:

6 thg 7, 2012

Cuộc Hành trình của Hồ Cẩm Đào lên đỉnh cao quyền lực quân sự: Phần I



Nhà Lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại phiên họp bế mạc Đại hội toàn quốc nhân dân ngày 14 tháng Ba. (Lintao Zhang / Getty Images

Trong một bức thư gửi cho chính quyền Trung ương Trung Quốc vào đầu tháng 5, các chỉ huy hàng đầu Quân đội Trung Quốc đã cùng chung kiến nghị kêu gọi người đứng đầu Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, giữ lại vai trò Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương của Ông sau khi Ông rời khỏi các chức vụ lãnh đạo Đảng và nhà nước, theo số báo tháng 6, tạp chí Cheng Ming, Hong Kong.
Nếu được chấp thuận, Hồ Cẩm Đào sẽ tiếp bước theo những người tiền nhiệm là Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, cả hai đều giữ lại quyền lực quân đội trong hai năm sau khi hết nhiệm kỳ Chủ tịch 10 năm.
Khởi đầu chậm chạp
Tuy nhiên Hồ Cẩm Đào đã chiến đấu khó khăn nhiều hơn so với những vị tiền nhiệm của mình trong nổ lực dành sự hỗ trợ của quân đội, và ông đạt được thành công chỉ trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ 10 năm.
Năm 2002, tại Đại Hội Đảng lần thứ 16 Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc mà Hồ Cẩm Đào lý ra phải được chính thức bàn giao toàn bộ quyền lực để điều hành đất nước, vị đồng minh quân sự của Giang Trạch Dân, Trương Mặc Niên, cùng 22 tướng lĩnh khác đã gây ngạc nhiên trong Đại Hội với một động thái đặc biệt đó là cho Giang được giữ lại vai trò lãnh đạo quân sự.
Vào thời điểm đó, Hồ Cẩm Đào có ít ảnh hưởng để chống lại các lãnh đạo quân sự. Vì vậy, lúc Trương Mặc Niên lớn tiếng trước Ông trong Đại Hội khi yêu cầu phản hồi, họ Hồ nói bằng một giọng thấp dịu, "Khi tất cả mọi người đồng ý với bổ nhiệm đặc biệt này, tôi cũng không có phản đối.”
Trong hai năm tiếp theo, họ Hồ, vị lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, phải sống trong bóng tối của Giang Trạch Dân và phe nhóm của ông ta. Cư dân mạng thường gọi đùa Hồ Cẩm Đào là Thái tử. Tên của ông luôn luôn được nhắc đến sau Giang Trạch Dân trong các bản tin chính thức, và ông luôn luôn đi sau Giang Trạch Dân tại tất cả những cuộc gặp gỡ công chúng - trong thế giới tuyên truyền nghiêm ngặt của cộng sản Trung Quốc, cả hai điều này nhằm thể hiện cho công chúng về tình trạng thấp kém của họ Hồ
Tình trạng tệ hại của Hồ Cẩm Đào được phản ánh trong lần đối thoại chính thức đầu tiên của Ông với Phó Tổng Thống Hoa Kỳ, Dick Cheney, vào năm 2002, trước khi Ông trở thành Tổng Bí Thư đảng.  Trong hồi ký gần nhất, Cheney kể rằng Ông đã mời họ Hồ trò chuyện riêng.  Đến khi gặp mặt, Cựu Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Lý Triệu Tinh, đã gõ cửa bước vào ngồi ngay giữa Cheney và họ Hồ.  Ông này đã từ chối rời phòng khi được mời ra.  Lý là một đồng minh thuộc phe cánh của Giang Trạch Dân được cử đến nhằm giám sát họ Hồ và báo cáo tình hình lại cho Giang.
Với chức vụ Phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương, họ Hồ chỉ được phép chỉ huy sỹ quan cấp hàm thiếu tướng hoặc thấp hơn, Giang nắm quyền chỉ huy cao nhất với phần đông sỹ quan cấp cao hơn thậm chí nhiều năm sau khi rút khỏi chức Chủ tịch Quân Ủy.
Ảnh hưởng của họ Hồ trong giới quân sự được cho là thấp.  Thậm chí đến mức một số nhóm quân đã từ chối lệnh điều động của Ông và Ôn Gia Bảo trong chiến dịch cứu trợ nạn nhân trận động đất giết chết 70,000 người tại Tứ Xuyên năm 2008.
Không có hòa bình
Tư thế phục tùng của Hồ Cẩm Đào đã không không đem lại sự bình yên cho Ông. Giang Trạch Dân đã chuẩn bị một người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào ngay khi họ Hồ lên lãnh đạo nhà nước, cũng giống như Đặng Tiểu Bình đã sắp xếp cho Hồ Cẩm Đào là người kế nhiệm của Giang Trạch Dân. Cựu Thị trưởng Thượng Hải và thành viên Bộ Chính trị Trần Lương Vũ, một thành viên chủ chốt trong phe Thượng Hải của Giang Trạch Dân, là người thừa kế mà Giang đã lựa chọn.
Trần hầu như không che giấu tham vọng của mình, Ông thường công khai mâu thuẫn với Hồ Cẩm Đào. Nhiều lần, Trần bày tỏ sự thách thức Hồ Cẩm Đào và gọi họ Hồ là một học giả yếu đuối không thể gánh vác trách nhiệm của mình. Trần cũng đã phản đối chính sách kinh tế của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đồng thời công khai tuyên bố rằng họ không phù hợp với Thượng Hải.
Tin đồn, hoặc rò rỉ, thậm chí nói là Giang Trạch Dân đã lên kế hoạch ám sát họ Hồ một năm trước Đại Hội ĐCSTQ  lần thứ 17, có thể tham vọng của Giang là muốn có người của mình nắm trọn hết đất nước.
Theo Tạp chí Trend Magazine có trụ sở tại Hồng Kông, Hồ Cẩm Đào đã có một chuyến công tác bí mật, đến thăm một căn cứ hải quân tại Thanh Đảo trên bờ biển phía đông Trung Quốc. Trong khi đang thị sát các đội tàu từ một chiếc khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường trên biển Hoàng Hải, hai tàu nhỏ khác đã bất ngờ bắn vào chiếc khu trục hạm, giết chết năm binh sĩ. Họ Hồ thoát nạn không hề hấn gì và vội vàng bay tới vùng đông nam tỉnh Vân Nam, nơi Ông ở lại một tuần trước khi trở về Bắc Kinh, Trend Magazine cho biết.
Sau đó không lâu Hồ Cẩm Đào trả đũa. Chỉ sau bốn tháng sau đó, Trần đã bị bắt giữ về tội tham nhũng và sau đó bị kết án 18 năm tù.
Trong tháng Tám, hai tháng sau khi vụ ám sát không thành công, Chỉ huy trưởng lực lượng hải quân, lúc đó là Trương Định Phát, bị cách chức. Khi Trương qua đời trong tháng 12 năm cùng năm, ngoại trừ một thông báo rất ngắn gọn trên một tờ báo hải quân, không một truyền thông chính thức nào đưa tin về cái chết của Trương.
Lấy lại quyền kiểm soát
Các nhà phân tích chính trị Trung Quốc coi nỗ lực ám sát rõ ràng là một điểm ngoặc cho họ Hồ. Sau đó Ông đã quyết định tăng cường quyền kiểm soát quân đội của mình.
Ông bắt đầu từ chính lãnh địa của mình, Bắc Kinh. Trong tháng 12 năm 2006, Hồ Cẩm Đào thay thế Chỉ huy và các Ủy viên chính trị (đứng đầu Đảng Ủy) thuộc Lữ Đoàn Bảo Vệ Bắc Kinh bằng các sĩ quan thăng cấp trực tiếp từ các đơn vị quân đội địa phương. Năm sau, ông điều động một nhân vật thân cận của mình là Phòng Phong Huy làm người đứng đầu Bộ Chỉ huy quân sự Bắc Kinh nơi mà các đơn vị phòng vệ phải báo cáo về.
Sau đó vào năm 2007, Hồ Cẩm Đào đã dùng Đại Hội ĐCSTQ lần thứ 17 như là một cơ hội để loại đồng minh của Giang Trạch Dân, Do Hi Quý, người đứng đầu Cục An ninh Trung ương chịu trách nhiệm cho sự an toàn của lãnh đạo cấp cao. Người kế nhiệm Do là Tào Thanh, một người tương đối trung lập.
Trong cùng năm đó, cánh tay phải của Hồ Cẩm Đào, Lệnh Kế Hoa, trở thành Chánh Văn phòng Tổng Hợp của ĐCSTQ và từ đó có thẩm quyền điều động Cục An ninh Trung ương nơi chịu trách nhiệm bảo vệ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng.
Từ đó, Hồ Cẩm Đào đã hoàn toàn nắm quyền kiểm soát lực lượng quân sự Bắc Kinh và đó là điểm khởi đầu của quá trình từng bước phục hận của Ông. Điều này không chỉ là dấu hiệu cho địa vị vững chắc của bản thân họ Hồ, mà nó còn hữu dụng trong cuộc đấu tranh quyền lực chống lại những đảng viên đối lập.
Tại phiên họp toàn thể thứ tư của Đại Hội ĐCSTQ lần thứ 17 trong năm 2009, Phòng Phong Huy công khai phản đối kế hoạch nhân sự do phe Giang Trạch Dân phát thảo.
Vì bị áp đảo trước quyền lực quân sự của họ Phòng, hội nghị đã phải thỏa hiệp và không thực hiện bất kỳ quyết định nhân sự nào.
Tiếp theo năm sau, họ Phòng được thăng cấp lên Tướng, và Hồ Cẩm Đào đã đích thân trao Quyết định phong hàm cho họ Phòng và 10 tướng lãnh khác mà ông đã phê chuẩn.

2 thg 7, 2012

Faluninfo.net (FalunDafa Information Center): 15,000 chữ ký đòi công lý cho cái chết của một học viên Pháp Luân Công

Kiến nghị ký tên thật là một hành động thách thức chưa từng có chống lại cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng Sản Trung Quốc


Một bản kiến nghị ký tên và in dấu tay bởi 15.000 ngưòi Trung Quốc đòi công lý đối với cái chết trong tù của một học viên Pháp Luân Công (The Epoch Times)
Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC) -  Thứ sáu, 22 Tháng 6 năm 2012

NEW YORK - Ít nhất 15.000 người ở đông bắc Trung Quốc đã ký tên vào một bản kiến ​​nghị bày tỏ sự hỗ trợ một phụ nữ trẻ đòi chính quyền Trung Quốc điều tra về cái chết của cha cô, một học viên Pháp Luân Công nổi tiếng. Ông Tần Nguyệt Minh, 47 tuổi, đã chết trong tù vào ngày 26 tháng 2 năm 2011 tại Nhà tù Giai Mộc Tư thuộc tỉnh Hắc Long Giang -  (TIN). Những vết bầm tím đen bao phủ toàn bộ cơ thể của nạn nhân và máu chảy ra từ miệng và mũi khi cơ thể của ông được trả về, cho thấy ông đã bị tra tấn đến chết (HÌNH).

Con gái của ông Tần bắt đầu thu thập các chữ ký sau khi chính quyền nhiều lần từ chối việc cô và gia đình yêu cầu  một cuộc điều tra và thay vào đó họ đã bắt cóc mẹ và em gái cô. Với sự giúp đỡ của bạn bè và người thân, cô thu thập được 15.000 chữ ký trong khoảng hai tuần.

"Là một cô gái trẻ tuổi, tôi không có tiền cũng không có quyền lực", Qin Rongqian, 23 tuổi, trong bản kiến nghị đã yêu cầu những người khác hỗ trợ kháng cáo. "Nhưng tôi tin vào công lý và các giá trị đạo đức của người Trung Quốc. Làm sao những người có quyền lực lại có thể bỏ tù và tùy tiện giết hại người dân thường như vậy?"
Bản kiến nghị, viết ngày 31 tháng năm năm 2012, cũng đồng thời kêu gọi thả mẹ và em gái cô, cũng là học viên Pháp Luân Công đang thụ án một năm rưỡi lao động cưỡng bức. Trong số các chữ ký, ít nhất có một chữ ký thuộc về một người người gác ngục làm việc tại nhà tù nơi Ông Tần đã bị giết chết.
Đây là trường hợp thứ ba về sự kiện người dân bình thường Trung Quốc công khai đòi công lý cho một học viên Pháp Luân Công trong hai tháng qua.

Trong tháng Năm, tin tức nổi bật về bản kiến ​​nghị với 300 chữ ký và dấu tay đã được lưu hành trong giới quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm cả Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường (dự kiến ​​sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo vào cuối năm nay).

Bản kiến ​​nghị, theo một nguồn tin tiết lộ, đã khuấy động một cuộc tranh luận dữ dội ở cấp cao nhất của Đảng với một số quan chức ủng hộ một kết thúc hòa bình cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công tiến hành bởi chế độ kể từ năm 1999.

Những hành động có tính chất nền tảng này đang gia tăng mặc dù trong một số trường hợp người ký tên bị bức bức hại.

Theo trang web Minghui.org của Pháp Luân Công, trường hợp sớm nhất được biết trong sự kiện công dân ký thỉnh nguyện thư cho Pháp Luân Công xuất hiện vào tháng 2 năm 2009 khi 376 dân làng bày tỏ sự phẫn nộ về cái chết của một học viên nổi tiếng ở tỉnh Liêu Ninh. Theo thông lệ, công dân đã ký tên thật của họ và in một dấu vân tay bằng mực đỏ bên cạnh chữ ký của mình, một thủ tục theo truyền thống lịch sử đã được sử dụng ở Trung Quốc khi lập văn bản pháp luật chính thức.

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp kêu gọi các quan chức ở tỉnh Hắc Long Giang với ý thức công lý hãy chú ý đến các yêu cầu theo thư thỉnh nguyện, trừng phạt những người chịu trách nhiệm về cái chết của Tần Nguyệt Minh đồng thời trả tử do cho vợ và con gái ông ngay lập tức.

Trung Tâm cũng kêu gọi các phương tiện truyền thông và các nhà ngoại giao nước ngoài ở Trung Quốc giám sát chặt chẽ và đưa tin về trường hợp này để giúp đảm bảo sự an toàn của ba người phụ nữ dũng cảm trên.

Tham khảo