Ngày 26 tháng 6 năm 2010, tuần báo Der Spiegel của Đức đã đăng bài “Gián điệp”. Bài báo này kể một câu chuyện về các hoạt động đang diễn ra hàng ngày ở các nước phương Tây nhưng đã bị bỏ quên quá lâu, các hoạt động này cho thấy một thế lực nước ngoài đang phát triển các nguồn lực mà dần dần làm hoen mờ sự tự chủ độc lập của phương Tây.
"Chế độ Trung Cộng đã sử dụng mọi nguồn lực để có thể đạt được những gì mình muốn: gián điệp, phi gián điệp, chuyên nghiệp, nghiệp dư, kiều bào Trung Quốc, người nước ngoài, sinh viên, và học giả"
Câu chuyện này rất giống với những gì đã xảy ra trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, lần này, các chuyên viên tình báo đến từ Trung Quốc, một đối tác thương mại được nhiều nước theo đuổì. Mục tiêu ở đây không phải là việc quốc phòng của chính phủ hay những bí mật thương mại của một công ty, mà là những người tập luyện môn thiền định tâm linh Pháp Luân Công.
Sun Dan (tên đã được thay đổi), một kiều dân Trung Quốc, một học giả, và một công dân Đức, đã ở trong một tình thế khó khăn khi cha mình ở Trung Quốc lâm bệnh. Vì là một học viên Pháp Luân Công nên việc xin cấp thị thực của ông trở nên rất phức tạp.
Tháng 3 năm 2006, viên chức đặc trách các vấn đề thị thực của Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin đã thu xếp cho Sun gặp hai người đàn ông đến từ Trung Quốc tại một nhà hàng ở trung tâm Berlin. Cơ quan tình báo Đức tin rằng nhân viên cấp thị thực này cũng làm việc cho một cơ quan tình báo của Trung Quốc, gọi là Bộ An ninh Quốc Gia.
Bắt đầu vào năm 2008, ông Sun đã gửi các thư điện tử trao đổi về Pháp Luân Công giữa những người tập luyện tới một tài khoản e-mail mà ông sử dụng để liên lạc với các viên chức Trung Quốc, những người cũng quyền truy cập vào hộp thư này.
Ông Sun chối không làm gì sai quấy, nói rằng những gì mình gửi đi là thông tin công khai, và ông đã không biết các viên chức Trung Cộng này là gián điệp. Thì ra họ là các viên chức cao cấp của Phòng 610, và một người trong số họ giữ chức Thứ trưởng.
PHÒNG 610
Phòng 610 là một trung tâm điều khiển việc thi hành chính sách đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một chính sách khởi đầu vào tháng 7 năm 1999 bởi Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân. Cơ quan này không được liệt kê trong bất cứ trang web và tài liệu chính thức nào của ĐCSTQ hay là của nhà nước. Nó hoạt động như một cơ quan bí mật.
Mục đích duy nhất của Phòng 610 là diệt tận gốc Pháp Luân Công. Vì hiện nay Pháp Luân Công được tập luyện ở hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới, cho nên cánh tay nối dài của Phòng 610 đã vươn xa ra ngoài biên giới Trung Quốc.
Các hoạt động bên ngoài Trung Quốc của Phòng 610 không có gì là xa lạ đối với những người biết rõ về vấn đề này nhưng lại không phổ biến đối với công chúng. Tháng 2 năm 2008, nhà văn người Pháp, Roger Faligot, người đã viết khoảng 40 cuốn sách liên quan đến các cơ quan tình báo, đã xuất bản cuốn sách “Mật vụ Trung Quốc từ thời Mao cho đến Thế vận hội”.
Trong chương 10, ông mô tả việc các lực lượng tình báo Trung Quốc đã được triển khai trên khắp thế giới để chuẩn bị cho Thế vận hội như thế nào. Ông đặc biệt lưu ý rằng Phòng 610 bí mật cũng nằm trong lực lượng đặc biệt này. Phòng 610 tham gia vào là vì nó đã trở thành tổ chức chính được chính quyền Trung Quốc giao nhiệm vụ giám sát Pháp Luân Công trong xã hội Tây phương .
Ông Trần Dụng Lâm từng là một cán bộ ngoại giao thuộc Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, Úc. Sau khi đào thoát vào năm 2005 vì đã từ chối thi hành lệnh đàn áp Pháp Luân Công, ông đã tuyên bố rằng có hơn 1.000 điệp viên ở Úc, hầu hết được sử dụng để giám sát các hoạt động của những học viên Pháp Luân Công.
Nhiều nhà ngoại giao và các điệp viên Trung Cộng không thực sự xuất hiện trong danh sách nhân viên của Phòng 610. Nhưng khi liên quan đến vấn đề Pháp Luân Công thì họ đều làm việc cho Phòng 610. Ông Trần Dụng Lâm ở Úc và nhân viên cấp thị thực của Đại sự quán Trung Quốc tại Berlin là những trường hợp tương tự, những nhân viên thuộc ngoại giao đoàn nhưng lại làm việc theo lệnh của Phòng 610.
Sun Dan (tên đã được thay đổi), một kiều dân Trung Quốc, một học giả, và một công dân Đức, đã ở trong một tình thế khó khăn khi cha mình ở Trung Quốc lâm bệnh. Vì là một học viên Pháp Luân Công nên việc xin cấp thị thực của ông trở nên rất phức tạp.
Tháng 3 năm 2006, viên chức đặc trách các vấn đề thị thực của Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin đã thu xếp cho Sun gặp hai người đàn ông đến từ Trung Quốc tại một nhà hàng ở trung tâm Berlin. Cơ quan tình báo Đức tin rằng nhân viên cấp thị thực này cũng làm việc cho một cơ quan tình báo của Trung Quốc, gọi là Bộ An ninh Quốc Gia.
Bắt đầu vào năm 2008, ông Sun đã gửi các thư điện tử trao đổi về Pháp Luân Công giữa những người tập luyện tới một tài khoản e-mail mà ông sử dụng để liên lạc với các viên chức Trung Quốc, những người cũng quyền truy cập vào hộp thư này.
Ông Sun chối không làm gì sai quấy, nói rằng những gì mình gửi đi là thông tin công khai, và ông đã không biết các viên chức Trung Cộng này là gián điệp. Thì ra họ là các viên chức cao cấp của Phòng 610, và một người trong số họ giữ chức Thứ trưởng.
PHÒNG 610
Phòng 610 là một trung tâm điều khiển việc thi hành chính sách đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một chính sách khởi đầu vào tháng 7 năm 1999 bởi Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân. Cơ quan này không được liệt kê trong bất cứ trang web và tài liệu chính thức nào của ĐCSTQ hay là của nhà nước. Nó hoạt động như một cơ quan bí mật.
Mục đích duy nhất của Phòng 610 là diệt tận gốc Pháp Luân Công. Vì hiện nay Pháp Luân Công được tập luyện ở hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới, cho nên cánh tay nối dài của Phòng 610 đã vươn xa ra ngoài biên giới Trung Quốc.
Các hoạt động bên ngoài Trung Quốc của Phòng 610 không có gì là xa lạ đối với những người biết rõ về vấn đề này nhưng lại không phổ biến đối với công chúng. Tháng 2 năm 2008, nhà văn người Pháp, Roger Faligot, người đã viết khoảng 40 cuốn sách liên quan đến các cơ quan tình báo, đã xuất bản cuốn sách “Mật vụ Trung Quốc từ thời Mao cho đến Thế vận hội”.
Trong chương 10, ông mô tả việc các lực lượng tình báo Trung Quốc đã được triển khai trên khắp thế giới để chuẩn bị cho Thế vận hội như thế nào. Ông đặc biệt lưu ý rằng Phòng 610 bí mật cũng nằm trong lực lượng đặc biệt này. Phòng 610 tham gia vào là vì nó đã trở thành tổ chức chính được chính quyền Trung Quốc giao nhiệm vụ giám sát Pháp Luân Công trong xã hội Tây phương .
Ông Trần Dụng Lâm từng là một cán bộ ngoại giao thuộc Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, Úc. Sau khi đào thoát vào năm 2005 vì đã từ chối thi hành lệnh đàn áp Pháp Luân Công, ông đã tuyên bố rằng có hơn 1.000 điệp viên ở Úc, hầu hết được sử dụng để giám sát các hoạt động của những học viên Pháp Luân Công.
Nhiều nhà ngoại giao và các điệp viên Trung Cộng không thực sự xuất hiện trong danh sách nhân viên của Phòng 610. Nhưng khi liên quan đến vấn đề Pháp Luân Công thì họ đều làm việc cho Phòng 610. Ông Trần Dụng Lâm ở Úc và nhân viên cấp thị thực của Đại sự quán Trung Quốc tại Berlin là những trường hợp tương tự, những nhân viên thuộc ngoại giao đoàn nhưng lại làm việc theo lệnh của Phòng 610.
BỊ SAI KHIẾN
Khác với Liên Xô, một quốc gia mà trong thời Chiến tranh lạnh chủ yếu dựa vào những người chuyên nghiệp, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng mọi nguồn lực có thể để đạt được những gì mình muốn: gián điệp, phi gián điệp, chuyên nghiệp, nghiệp dư, kiều bào Trung Quốc, người nước ngoài, sinh viên, và học giả.
Richard Fadden, Giám đốc Cơ quan Tình báo An ninh Canada (CSIS), đã nói với hãng tin CBC News rằng một số chính khách Canada đang nằm dưới tầm ảnh hưởng của một chính phủ nước ngoài và ngụ ý rằng Trung Quốc có liên quan vào việc này.
Việc chính quyền Trung Quốc đã khiến các chính khách Canada rơi vào bẫy của họ như thế nào thì còn chưa được hiểu rõ. Cái bẫy này không nhất thiết là được tạo ra theo phương cách truyền thống thời kỳ Chiến tranh lạnh. Mối quan hệ đôi khi bắt đầu theo một cách “vô hại”, với một chủ đề chỉ liên quan đến “các vấn đề nội bộ” của Trung Quốc.
Các công cụ được sử dụng phổ biến nhất là vấn đề Đài Loan và vấn đề Pháp Luân Công. Có một tổ chức được gọi là “Hội đồng Cổ Động Thống nhất Hòa bình Quốc gia Trung Quốc” (CCPPR). “Thống nhất hòa bình” nghe như thể là chỉ liên quan đến các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, và thế là không ai quan tâm đến các hoạt động gián điệp của Trung Quốc cần phải cảnh giác. Nhưng nếu bạn nhìn vào trang web của CCPPR, nó không hề đơn giản như vậy..
CCPPR có 131 chi nhánh, 10 ở Châu Á, 29 ở Châu Âu, 20 ở Bắc Mỹ, 24 ở Nam Mỹ, 23 ở Châu Phi, 19 ở Thái Bình Dương, cộng thêm 6 chi nhánh ở Đài Loan, Hồng Kông và Macao. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng vấn đề Đài Loan là một vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không nước nào được can thiệp vào, vậy thì tại sao họ lại cần nhiều chi nhánh ở các quốc gia khác như vậy?
Hầu hết các chi nhánh đều được đăng ký là các tổ chức phi chính phủ (NGO), nhưng họ chỉ nghe và làm theo mệnh lệnh từ Bắc Kinh. Một hình ảnh từ trang web của CCPPR đã cho thấy rằng ĐCSTQ coi các chi nhánh trên khắp thế giới là một phần lãnh thổ của mình. Có lẽ hình ảnh này đã quá lộ liễu, bởi vì nó đã bị gỡ xuống và không còn được nhìn thấy trên trang web này nữa
Câu chuyện của CCPPR không kết thúc với cộng đồng Trung Quốc. Một ví dụ là John So, cựu Thị trưởng của thành phố Melbourne, Australia. Sau khi được bầu làm thị trưởng, ông đã trở thành mục tiêu chính của Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ.
Sau nhiều nỗ lực, ông đã được tuyển làm cố vấn cho chi nhánh Australia của CCPPR, cùng với hơn chục chính khách Australia khác. Thông thường thì vấn đề chủ quyền và thống nhất là một vấn đề phải được xử lý ở cấp liên bang hoặc tiểu bang. Nó không phải là việc của các quan chức cấp địa phương. Vậy thì các chính khách địa phương của Australia có thể làm gì cho sự thống nhất của Trung Quốc?
Một khi trở thành một bộ phận trong cánh tay dài của ĐCSTQ, thị trưởng So đã làm nhiều hơn là chỉ dính dấp vào vấn đề của Trung Quốc và Đài Loan. Ông ta đã làm những việc khác theo chính sách của ĐCSTQ. Năm 2002, ông đã từ chối đơn xin đăng ký tham gia đoàn diễn hành Moomba của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Melbourne, một phần của một lễ hội ngoài trời lớn được chào đón hàng năm tại Melbourne.
Thị trưởng So có vẻ như đã quên rằng đất nước của mình là Australia chứ không phải Trung Quốc – sự từ chối của ông đã vi phạm luật pháp Australia. Hành động của ông đã tiêu tốn 200.000 đô-la của những người đóng thuế, và ông cũng bị yêu cầu công khai xin lỗi nhóm Pháp Luân Công.
Sự tham lam của chính quyền Trung Cộng là vô tận. Các lực lượng được tuyển mộ sẽ không chỉ giới hạn trong các vấn đề Đài Loan hay Pháp Luân Công. Nó có thể dễ dàng được chuyển sang các vấn đề khác, chính trị hoặc kinh tế.
Khác với Liên Xô, một quốc gia mà trong thời Chiến tranh lạnh chủ yếu dựa vào những người chuyên nghiệp, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng mọi nguồn lực có thể để đạt được những gì mình muốn: gián điệp, phi gián điệp, chuyên nghiệp, nghiệp dư, kiều bào Trung Quốc, người nước ngoài, sinh viên, và học giả.
Richard Fadden, Giám đốc Cơ quan Tình báo An ninh Canada (CSIS), đã nói với hãng tin CBC News rằng một số chính khách Canada đang nằm dưới tầm ảnh hưởng của một chính phủ nước ngoài và ngụ ý rằng Trung Quốc có liên quan vào việc này.
Việc chính quyền Trung Quốc đã khiến các chính khách Canada rơi vào bẫy của họ như thế nào thì còn chưa được hiểu rõ. Cái bẫy này không nhất thiết là được tạo ra theo phương cách truyền thống thời kỳ Chiến tranh lạnh. Mối quan hệ đôi khi bắt đầu theo một cách “vô hại”, với một chủ đề chỉ liên quan đến “các vấn đề nội bộ” của Trung Quốc.
Các công cụ được sử dụng phổ biến nhất là vấn đề Đài Loan và vấn đề Pháp Luân Công. Có một tổ chức được gọi là “Hội đồng Cổ Động Thống nhất Hòa bình Quốc gia Trung Quốc” (CCPPR). “Thống nhất hòa bình” nghe như thể là chỉ liên quan đến các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, và thế là không ai quan tâm đến các hoạt động gián điệp của Trung Quốc cần phải cảnh giác. Nhưng nếu bạn nhìn vào trang web của CCPPR, nó không hề đơn giản như vậy..
CCPPR có 131 chi nhánh, 10 ở Châu Á, 29 ở Châu Âu, 20 ở Bắc Mỹ, 24 ở Nam Mỹ, 23 ở Châu Phi, 19 ở Thái Bình Dương, cộng thêm 6 chi nhánh ở Đài Loan, Hồng Kông và Macao. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng vấn đề Đài Loan là một vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không nước nào được can thiệp vào, vậy thì tại sao họ lại cần nhiều chi nhánh ở các quốc gia khác như vậy?
Hầu hết các chi nhánh đều được đăng ký là các tổ chức phi chính phủ (NGO), nhưng họ chỉ nghe và làm theo mệnh lệnh từ Bắc Kinh. Một hình ảnh từ trang web của CCPPR đã cho thấy rằng ĐCSTQ coi các chi nhánh trên khắp thế giới là một phần lãnh thổ của mình. Có lẽ hình ảnh này đã quá lộ liễu, bởi vì nó đã bị gỡ xuống và không còn được nhìn thấy trên trang web này nữa
Câu chuyện của CCPPR không kết thúc với cộng đồng Trung Quốc. Một ví dụ là John So, cựu Thị trưởng của thành phố Melbourne, Australia. Sau khi được bầu làm thị trưởng, ông đã trở thành mục tiêu chính của Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ.
Sau nhiều nỗ lực, ông đã được tuyển làm cố vấn cho chi nhánh Australia của CCPPR, cùng với hơn chục chính khách Australia khác. Thông thường thì vấn đề chủ quyền và thống nhất là một vấn đề phải được xử lý ở cấp liên bang hoặc tiểu bang. Nó không phải là việc của các quan chức cấp địa phương. Vậy thì các chính khách địa phương của Australia có thể làm gì cho sự thống nhất của Trung Quốc?
Một khi trở thành một bộ phận trong cánh tay dài của ĐCSTQ, thị trưởng So đã làm nhiều hơn là chỉ dính dấp vào vấn đề của Trung Quốc và Đài Loan. Ông ta đã làm những việc khác theo chính sách của ĐCSTQ. Năm 2002, ông đã từ chối đơn xin đăng ký tham gia đoàn diễn hành Moomba của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Melbourne, một phần của một lễ hội ngoài trời lớn được chào đón hàng năm tại Melbourne.
Thị trưởng So có vẻ như đã quên rằng đất nước của mình là Australia chứ không phải Trung Quốc – sự từ chối của ông đã vi phạm luật pháp Australia. Hành động của ông đã tiêu tốn 200.000 đô-la của những người đóng thuế, và ông cũng bị yêu cầu công khai xin lỗi nhóm Pháp Luân Công.
Sự tham lam của chính quyền Trung Cộng là vô tận. Các lực lượng được tuyển mộ sẽ không chỉ giới hạn trong các vấn đề Đài Loan hay Pháp Luân Công. Nó có thể dễ dàng được chuyển sang các vấn đề khác, chính trị hoặc kinh tế.
Sự mất tự do ở các nước Tây phương sẽ không đến trong một sớm một chiều, khi các cá nhân chịu thỏa hiệp đang đẽo gọt từng miếng một quyền tự quyết của đất nước mình. Giống như một con ếch bị đặt vào nồi nước đang được đun sôi từ từ, khi con ếch nhận ra rằng nước quá nóng thì nó đã chẳng thể làm gì để tự giúp mình được nữa.
Ghi chú:
Ghi chú:
- CCPPR: China Council for the Promotion of Peaceful National Reunification (www.happrc.hk/en/link.php)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét