Một bức thư viết tay ám ảnh người đọc xác định phần lớn nạn nhân trong các trại cưỡng bức lao động là những học viên Pháp Luân Công.
New York - Một tờ báo của Hoa Kỳ vừa cho biết một lá thư viết tay của một tù nhân ở một trong các trại lao động tai tiếng nhất Trung Quốc đã được bí mật nhét vào một sản phẩm trang trí lễ hội được mua tại một cửa hàng của Kmart. Tờ báo xuất bản hôm ngày Giáng Sinh đã khẳng định thêm những câu chuyện ghi lại từ những người còn sống sót trong các trại lao động trong suốt hơn một thập kỷ qua về vấn đề các tù nhân Trung Quốc bao gồm nhóm tù nhân lương tâm bị cưỡng bức lao động dưới những điều kiện dã man để làm ra những sản phẩm thường được bày bán ở các nước phương Tây.
Người dân Oregon biết đến câu chuyện này từ một người sống tại thành phố Portland, Oregon. Người này đã phát hiện một lá thư viết tay nhồi vào giữa những món đồ trang trí Halloween làm bằng xốp. Bức thư là một lời kêu gọi giúp đỡ khẩn cấp của một tù nhân trong trại lao động Mã Tam Gia, một trong những cơ sở đáng sợ nhất Trung Quốc, và được biết đến như là một nơi chuyên dùng tra tấn và “chuyển hoá” học viên Pháp Luân Công.
Lá thư viết bằng những câu tiếng Anh rời rạc, kết thúc bằng việc miêu tả những người sống trong trại lao động: “Nhiều người là học viên Pháp Luân Công, họ là những người hoàn toàn vô tội…Họ thường bị trừng phạt nhiều hơn người khác.”
Suốt một thập kỷ vừa qua, Trung Tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được rất nhiều câu chuyện từ những người còn sống sót trong các trại lao động. Những mô tả thuật lại những trãi nghiệm kinh hoàng nhất liên tục đến từ Mã Tam Gia. Ở đây, một ngày lao động thông thường kéo dài từ 14 đến 18 tiếng và dành cho những ai không bị biệt giam.
“Đôi khi sẽ là 20 tiếng hoặc hơn nữa nếu như họ cần sản phẩm gấp”, cô Jia Yahui cho biết. Cô đã trãi qua mười bốn tháng tại Mã Tam Gia từ năm 2007 đến 2008. Cô Jia, một học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc trong đợt “vây bắt trước Thế Vận Hội Bắc Kinh” và bị cưỡng bức phải làm những sản phẩm xuất khẩu, bao gồm: đồ chơi, hoa, bàn chải và nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Cô Jia, hiện đang sống tại New York cho biết: “Tôi đóng chai ớt xuất khẩu đi Hàn Quốc. Tôi làm da lạp xưởng. Các bạn không thể tin được môi trường ở đó dơ bẩn như thế nào.”
Trong khi nhớ lại những tháng ngày sống tại Mã Tam Gia, cô Jia nói thêm: “Người viết bức thư ấy hẳn đã phải mạo hiểm cả tính mạng của mình.” “Họ thậm chí còn không để chúng tôi viết thư cho gia đình. Nếu bức thư bị phát hiện trước khi được giấu vào trong các món đồ trang trí thì sẽ không một ai có thể nhìn thấy lại tác giả bức thư ấy một lần nữa.”
Hệ thống Cải Tạo Thông Qua Lao Động (viết tắt là CTLĐ) ở Trung Quốc được sử dụng bừa bãi trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công nguyên nhân là từ những nguồn lợi tài chính những quan chức có được khi chịu trách nhiệm tiến hành cuộc bức hại.
“Hệ thống CTLĐ được dùng tràn lan cùng với cuộc đàn áp Pháp Luân Công”, giám đốc điều hành Trung Tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp- ông Levi Browde cho biết: “Có đến hàng trăm ngàn những cơ sở như thế này. Chúng tôi đã nhận được những báo cáo cho biết hơn một nửa những người bị nhốt trong ấy là học viên Pháp Luân Công.”
Hệ thống CTLĐ còn được dùng trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công do đặc trưng là người ta có thể đưa các đối tượng vào đó mà không cần qua xét xử. Ngược đãi, gồm cả tra tấn là rất phổ biến. Trung Tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp đã xác nhận hàng ngàn trường hợp tử vong mà nguyên nhân trực tiếp là do bị bạo hành như thế này.
Trại Lao Động Mã Tam Gia đóng tại phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Các trường hợp bị tra tấn nghiêm trọng đôi khi dẫn đến hậu quả là tử vong hoặc là khiến nạn nhân bị tâm thần đã xuất hiện ở Mã Tam Gia suốt một thập kỷ qua. Những trường hợp khác cho thấy có việc cưỡng bức tập thể các nữ tù nhân cũng như áp dụng các kỹ thuật gây áp lực nặng nề để tẩy não nhằm “ bẻ gãy” ý chí của các học viên khiến họ thề phải trung thành với đảng cộng sản đang cầm quyền.
Khi được yêu cầu, luôn có thể phỏng vấn những người đã sống sót rời khỏi Mã Tam Gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét