Một cuộc điều tra về những chỉ thị và hoạt động không hợp lệ của nguyên chủ tịch Giang Trạch Dân
Tiến sĩ Michael Pearson-Smith
|
Giang Trạch Dân, được cho là đang sống thực vật (Minoru Iwasaki-Pool/Getty Images) |
Với những người Tây phương, Trung Quốc thường được coi là một thực thể nguyên khối dao động theo sự vẫy gọi của giới cầm quyền; và hình ảnh này thông thường không phải là không hợp lý căn cứ vào việc Trung Quốc là một quốc gia chuyên chính hơn là dân chủ. Theo đúng như thế, có thể được tha thứ khi nghĩ rằng chính quyền Trung Quốc đồng lòng trong vấn đề đàn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên, sự thật là, theo Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông (Far East Economic Review) (số ra ngày 6 tháng Mười Một năm 2000), trong lúc nguyên chủ tịch Giang Trạch Dân đích thân hạ lệnh đàn áp, người ta tin rằng những người khác trong ban lãnh đạo thiên về một “đường lối nhẹ nhàng” hơn và không cảm thấy rằng cuộc đàn áp nằm trong quyền lợi của quốc gia (Trung Quốc). Qua vấn đề Pháp Luân Công, chúng ta hiện đã trông thấy những dấu hiệu bất đồng quan điểm rõ ràng trong giới chức trong một vài tháng qua.
Giang Trạch Dân cảm nhận Pháp Luân Công là một “mối đe dọa.”
Qua lịch sử, chúng ta thấy rằng những nhà lãnh đạo không do bầu chọn và không được trực tiếp ủy nhiệm từ quần chúng thường lo lắng trước bất kỳ sự cảm nhận đe dọa nào đến vị trí quyền lực của họ. Một khảo sát do Đảng Cộng Sản thực hiện vào đầu năm 1999 phát hiện ra rằng số học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc tăng đến khoảng giữa bảy mươi và một trăm triệu người (1). Việc có quá nhiều người tham gia vào một điều gì đó vượt quá hạn định thuộc ý thức hệ của chính quyền — điều mà cổ vũ cách tư duy độc lập và được nhắm vào việc nâng cao tâm hồn của từng cá nhân — đã là lời nguyền cho vị nguyên chủ tịch Trung Quốc, Giang Trạch Dân. Và như vậy, sau một vài tháng chuẩn bị, ông ta đã bắt đầu chiến dịch khủng bố và tuyên truyền chống Pháp Luân Công vào mùa xuân năm 1999.
Người ủng hộ chính cuộc đàn áp của Giang Trạch Dân là La Cán (Luo Gan), Trưởng Ban Chính Trị và Pháp Luật Quốc Gia. Được xem một cách rộng rãi như là một người cơ hội chính trị, họ La tin rằng có thể thăng tiến vị trí của bản thân trong hệ thống chính quyền qua việc ủng hộ quan điểm chống Pháp Luân Công của Giang. Hai nhân vật này đã được anh họ của La Cán, Hà Tộ Hưu (He Zuoxiu), thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc, tiếp tay giúp đỡ. Dưới sự bảo hộ của Đại Học Giáo Dục Thiên Tân (Tianjin), họ Hà đã xuất bản một bài báo thông tin rất lệch lạc về Pháp Luân Công trên tạp chí Khoa Học và Kỹ Thuật cho Tuổi Trẻ. Khi một nhóm học viên đến tòa soạn để thảo luận một vài vấn đề đã được nêu ra, cảnh sát cưỡng bức bắt giam 45 học viên và giải tán những người còn lại.
Một thủ đoạn chính được sử dụng chống lại Pháp Luân Công là buộc tội người sáng lập ra Pháp môn, Lý Hồng Chí, âm mưu lật đổ chính quyền. Họ còn quy cho các học viên là một bộ phận của một tổ chức ngầm, rộng lớn với mục tiêu chính trị được giấu kín. Tuy thế, điều thấy được qua cách các học viên thật sự giao thiệp và tương tác với nhau, nói lên một câu chuyện hoàn toàn khác biệt. Chẳng hạn như, việc tụ tập đông đảo của hơn 10,000 học viên nơi thủ phủ của chính quyền ở Trung Nam Hải làm một phản ứng tự phát từ hai sự việc bất công. Họ muốn sửa lại thông tin sai lệch do bài báo của Hà Tộ Hưu rao truyền, họ muốn kháng cáo lên chính quyền trung ương đòi thả 45 học viên đã bị Phòng An Ninh Công Cộng Thiên Tân bắt giam trước đấy, vì chính quyền Thiên Tân cho biết rằng họ chỉ thừa hành phận sự.
Nếu giả sử Pháp Luân Công là một loại phong trào cách mạng có tổ chức cao, có thể lý luận rằng với hơn bảy mươi triệu môn sinh họ đã có khả năng đem người xuống đường để thật sự đạt được một cuộc cách mạng nhân dân. Điều như thế đã xãy ra ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới trong hai mươi năm qua; gần nhất là việc phế truất Tổng Thống Milosovic của Nam Tư. Quan trọng là điều này đã không xảy ra ở Bắc Kinh. Mục đích duy nhất của 10,000 học viên đã bước ra cơ bản là để kháng cáo cho công lý. Hơn nữa, việc họ lên Trung Nam Hải là một sự tự phát. Cũng giống như việc những người hâm mộ John Lennon qua truyền miệng đã tụ tập đông đảo tại Công Viên Trung Tâm không lâu sau khi anh ta bị ám sát vào năm 1980, cũng như vậy các học viên kéo lên Trung Nam Hải, hết người này đến người khác, do cá nhân thúc đẩy bởi khát vọng tìm công lý. Như đã diễn ra, Thủ Tướng Chu Dung Cơ đích thân bước ra khỏi thủ phủ chính quyền nói chuyện với đám đông trật tự và ôn hòa trên một tinh thần hòa giải. 45 học viên tại Thiên Tân được thả ra, và như thế các học viên, cảm kích khi nỗi bất bình của bản thân được giải quyết, đã lặng lẽ giải tán (2).
Cũng cần phải chú ý rằng học viên Pháp Luân Công nỗ lực sống đúng với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Họ phấn đấu trau dồi Tâm Tính qua việc buông bỏ nhiều “chấp trước” khác nhau, chẳng hạn như sự thèm khát của cải vật chất và quyền lực quá đáng cũng như các tình cảm tiêu cực như keo kiệt, sự sợ hãi, và tính ghen ghét. Hơn nữa, chúng ta cũng biết rằng người sáng lập ra Pháp Luân Đại Pháp, Ông Lý Hông Chí, đã tuyên bố dứt khoát trong một số bài viết của mình rằng các học viên không được tham gia chính trị. Do đó, rõ ràng việc tụ tập ở Trung Nam Hải không gì khác hơn một sự kháng cáo bất bạo động vì nhân quyền mà không hề đưa đến bất kỳ nguy hại nào cho nguyên Chủ Tịch Giang Trạch Dân và chính quyền Trung Quốc.
Vào thời điểm sự kiện Trung Nam Hải ngày 25 tháng Tư năm 1999, Thủ Tướng Chu Dung Cơ ủng hộ một giải pháp ôn hòa để giải quyết vấn đề gay cấn ấy (5). Tại cuộc họp thứ nhất Ban Thường Trực Bộ Chính Trị về sự kiện Trung Nam Hải, Thủ Tướng Chu Dung Cơ có gợi ý: “Hãy cứ để họ tập luyện,” và sau đó người ta kể lại rằng Giang Trạch Dân đã đáp lời một cách gay gắt: “Đồng chí đã sai lầm! Đồng chí hiện thành ra ngờ nghệch! Pháp Luân Công sẽ hủy hoại Đảng và đất nước! (6)
Và như vậy, triệt để tin tưởng rằng Pháp Luân Công là một mối nguy cho chế độ Cộng Sản của Trung Quốc, Giang Trạch Dân bắt dầu một cuộc đàn áp dã man và có hệ thống chỉ một vài tháng sau đó vào tháng Bảy năm 1999. Trong một bài báo, tờ Bưu Điện Washington ngày 2 tháng Mười Một năm 1999, đã ghi nhận: “Khi [những người Cộng Sản lãnh đạo Trung Quốc] nhận thấy bản thân không có luật lệ nào mà họ cần nhằm đàn áp ráo riết một hội thiền định hiền hòa, Đảng [Cộng Sản Trung Quốc] đơn thuần đã đặt ra một số luật lệ mới. Bây giờ những luật này sẽ được áp dụng – tất nhiên là có hiệu lực trở về trước… Bằng những chuẩn mực này, Stalin đã là một người tỉ mỉ theo sát các luật dân sự.”
Không nghi ngờ gì nhận biết tình hình không ổn định cho sự an toàn và vị trí của bản thân, Thủ Tướng Chu Dung Cơ đã giữ im lặng qua một năm rưỡi về vấn đề này, cho mãi đến gần đây ông lại một lần nữa lên tiếng chống lại những đối xử thô bạo giáng lên các học viên Pháp Luân Công. Phó Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào và những nhân vật có uy thế khác trong chính quyền: Lý Thụy Hoàn (Li Ruihuan), Úy Kiện Hạnh (Wei Jianxing), và ông Kiều Thạch (Qiao Shi) đã nghĩ hưu được biết đến là cũng chống đối cuộc đàn áp ấy. (7)
Tại khóa họp toàn thể lần thứ 5 của ủy ban trung ương thứ 15 Đảng Cộng Sản Trung Quốc từ ngày 9 đến 11 tháng Mười năm 2000, nguyên Chủ Tịch Giang Trạch Dân đề cử Tằng Khánh Hồng (Zheng Qinghong) làm thành viên bộ chính trị, và Trần Chí Lập (Chen Zhili) làm Thư Ký Ban Bí Thư, hai nhân vật này đã bị phủ quyết. Việc này đánh dấu một sự kiện xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc: đề cử của một vị Chủ Tịch bị ủy Ban Trung Ương phủ quyết (8). Nhiều người tin rằng sự thiếu ủng hộ chưa từng thấy trong lịch sử này trong nội bộ các thành viên chủ chốt của Đảng Cộng Sản phản ánh sự bất mãn đang gia tăng trong việc ông Giang Trạch Dân giải quyết vấn đề Pháp Luân Công trong số các vấn đề khác.
Cuộc đàn áp của nguyên Chủ Tịch Giang Trạch Dân chống lại chính Trung Quốc.
Kể từ khi cuộc đàn áp lần đầu tiên khởi xuất vào mùa hè năm 1999, hàng chục ngàn học viên đã bị giam giữ và đẩy vô các trại lao động không qua xét xử nhằm để “cải hoá”; trên hàng ngàn học viên đã là nạn nhân của việc đánh đập dã man và các hình thức tra tấn khác dưới sự giám hộ của cảnh sát Trung Quốc; và hàng trăm người tỉnh táo, mạnh khỏe đã bị nhốt vào trong các trung tâm tâm thần và đã không ngừng bị tiêm chích các thuốc hủy hoại thần kinh.
Nhiều học viên sáng giá đã bị xử án nhằm tác động dư luận quần chúng, trong đó họ đã bị tuyên án kéo dài hạn tù đến 18 năm. Các buổi xử án này được dàn dựng để làm gương cho các học viên trong các ngành nghề nỗi bậc, như các nhân viên công chức, giảng viên đại học, sỹ quan quân đội, v..v. Tháng giêng năm ngoái, Tướng Không Quân Yu Chanxin 74 tuổi đã bị toà án quân đội tuyên án 17 năm tù giam. Với tội trạng là “dùng một giáo phái để phá hoại việc thi hành pháp luật” và “quảng lý bất hợp pháp,” người ta tin rằng Yu Chanxin đã bị chọn ra nhằm mục đích gây sợ hãi trong lòng những người dân khác. Xét cho cùng, nếu một nhà ái quốc đã từng được tô vẽ và bao bọc một cách cao quí có thể ngay tức thì bị ném vô tù chỉ vì ông ta có quan hệ với Pháp Luân Công, vậy thì quyền tự do của một người dân thường sẽ còn mỏng manh hơn bao nhiêu?
Trong các buổi xử án này, nhiều trường hợp các bị cáo đã bị khướt từ đại diện tư pháp thỏa đáng, gia đình và bạn bè thậm chí đã không được chứng kiến buổi xử án. Một người thường trú tại Bắc Kinh, Liang Jiangtian, vừa rồi đã bị tuyên án tù chung thân do in và bán các ấn phẩm của Pháp Luân Đại Pháp. Tờ Tân Hoa Xã đã mô tả tội trạng là “sản xuất tài liệu bẩn thỉu và kinh doanh trái phép.”
Cuộc chiến của Giang Trạch Dân chống Pháp Luân Công đã nhanh chóng biến thành một cuộc chiến chống lại bản thân Trung Quốc, khi mà việc lạm quyền một cách liều lĩnh của chính phủ đã bắt đầu lan tràn đến các mặt khác nhau trong đời sống kinh tế và xã hội của đất nước. Qua các sự kiện thật trong tình hình ấy, điều này đã không thể nào tránh được. Vào quãng năm 1999, hàng chục triệu người tu tập Pháp Luân Công – có thể là hơn toàn bộ số thành viên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Không bị giới hạn bởi giai cấp xã hội, sắc tộc, nghề nghiệp, và địa phương, các học viên đến từ tất cả mọi thành phần trong xã hội, và từ khắp đất nước. Bác sĩ, luật sư, tài xế tắc-xi, viên chức, quân nhân, công nhân, nông dân, giảng viên đại học, sinh viên, hưu trí – tất cả đều được thu hút bởi Pháp Luân Công.
Hơn nữa, Pháp Luân Đại Pháp cắm rễ sâu trong văn hóa Trung Quốc, và học viên không thể bị coi như là một bộ phận tách rời hoặc cô lập khỏi toàn thể nhân dân Trung Quốc. Do đó, qua việc phát động cuộc chiến chống học viên Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân thật ra đang phát động chiến tranh chống nhân dân và đất nước Trung Quốc.
Hành động của Giang Trạch Dân vi phạm hiến pháp Trung Quốc.
Giang Trạch Dân và La Cán đã hơi chùn bước bởi những thất bại rõ ràng do các chính sách hà khắc này nhằm làm yếu đi lòng quyết tâm của các học viên. Do sự thiếu nhiệt tình về phía nhiều đồng sự trong chính quyền, Giang Trạch Dân đã lao vào một cuộc vận động đơn độc, tự tay viết cho tất cả các thành viên của ủy ban, dựng các các áp phích chống Pháp Luân Công lớn trong tất cả các trụ sở chính quyền, đồng thời liên tục tuyên bố rằng Pháp Luân Công “đang đe dọa đất nước và Đảng.” Cũng đáng chú ý rằng chính bản thân nhiều Đảng viên là học viên Pháp Luân Đại Pháp. Và cho dù họ đã có khả năng giữ hai lãnh vực này trong cuộc sống của họ tách biệt không một chút khó khăn biểu lộ, Giang Trạch Dân đã hoàn toàn không thể chấp nhận tình trạng sự vụ này. Tuy nhiên, ngăn cấm Đảng viên tập Pháp Luân Công và khướt bỏ quyền kháng cáo chống những bất công trong chính quyền thì trực tiếp mâu thuẩn với các điều khoảng trong Hiến Pháp mà qui định rằng chỉ duy nhất có Quốc Hội và ủy Ban Thường Trực mới có thể viết, thay đổi, hoặc giải thích luật.
Vào tháng mười năm 1999, ba tháng sau khi cuộc đàn áp bắt đầu và một thời gian dài sau khi các chỉ thị bất hợp pháp của Giang Trạch Dân được thúc đẩy lên các viên chức chính quyền về việc thi hành, Quốc Hội đã thông qua một “giải pháp” nhằm để hợp lệ hóa cuộc đàn áp. Tuy vậy, điều này không làm sao thay đổi một thực tế là nhiều “điều cấm” (như là quyền “kiến nghị bảo vệ Pháp Luân Công”) do Bộ An Ninh Công Cộng ban hành ngày 22 tháng Bảy năm 1999 vẫn mâu thuẩn với Hiến Pháp Trung Quốc. (10)
Hội Đại Xá Quốc Tế trích dẫn một công báo ngày 22 tháng Bảy năm 1999 từ Tân Hoa Xã chỉ ra rằng Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc ban hành một thông tư nghiêm cấm Đảng viên tham gia vào bất cứ hoạt động nào của Pháp Luân Công. Thông tư này chỉ đạo các Đảng viên “tuyệt giao ý thức hệ” với Pháp Luân Công. Thông tư ấy cảnh cáo rằng “phạm các lỗi lầm nghiêm trọng sẽ bị trường phạt,” và “những ai từ chối sửa lỗi lầm của bản thân… sẽ bị đuổi ra khỏi Đảng.” (11)
Quan trọng là nghị quyết mà Quốc Hội thông qua vào tháng mười bàn về chủ đề “tà giáo”, nhưng Pháp Luân Công đã không được ghi tên trong nghị quyết ấy. Do đó, Văn Phòng An Ninh Công Cộng không có quyền hợp pháp để tùy tiện xác định về bản tính của Pháp Luân Công đơn thuần chỉ dựa trên chỉ thị của Chủ tịch, cũng như nó không thể dùng nghị quyết này một cách hợp pháp như là nền tảng để khởi xuất các sự vi phạm nhân quyền trầm trọng. Những vi phạm này cũng biểu lộ sự vi phạm một số hiệp định quốc tế mà Trung Quốc đã ký kết.
Không kể các cố gắng của họ Giang và La Cán, với tỉnh Sơn Đông và Liêu Ninh là trường hợp ngoại lệ, cuộc đàn áp Pháp Luân Công rõ ràng ít được sự ủng hộ của dân chúng hay là của phần đông cán bộ tỉnh. Các tỉnh miền nam, như Quảng Đông và chủ tịch tỉnh, Lý Trường Xuân, đặc biệt đã không hứng khởi gì về việc quấy phá những người được coi là công dân mẫu mực. Do đó, Giang Trạch Dân đã thực hiện một chuyến công du xuống miền Nam vào tháng hai năm 2000, nhằm mục đích tận tay chỉ đạo cán bộ tỉnh và thúc đẩy sự hăng hái cho cuộc đàn áp. Dần dần, dưới áp lực lớn, tỉnh này đã phải đi vào hàng và đã miễn cưỡng tiến hành cuộc đàn áp như đã được chỉ đạo.
Kết luận
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của nguyên Chủ tịch Giang Trạch Dân là một thảm họa đang diễn ra không chỉ cho riêng các học viên mà còn cho cả nước Trung Quốc. Chúng ta chỉ có thể tự suy diễn về việc tại sao một người lãnh đạo lại liều lĩnh gây chiến với với hàng triệu công dân tốt nhất và nghiêm chỉnh sống theo pháp luật nhất của mình. Chúng tôi đã trình bày ở trên rằng chỉ mỗi số lượng học viên Pháp Luân Công không đã làm nhiều người trong chính phủ lo âu, và cuộc đàn áp có thể là một đòn phủ đầu cho những người bị coi lầm là những những đối thủ tranh chấp quyền lực tiềm tàng. Một khả năng khác có thể là Giang Trạch Dân dùng Pháp Luân Công như con dê tế thần cho tất cả những gì không tốt trong xã hội, theo cách Hitler đã từng dùng những người Do Thái ở Đức. Phải chăng Hitler đã có thể nắm được quyền lực, cũng cố và duy trì quyền lực của mình mà không cần phải biến dân tộc Do Thái thành kẻ thù quỹ quái trong mắt người Đức?
Hơn nữa, cũng có thể là những đấu đá chính trị trong nội bộ giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản, cộng với những tranh đấu trên phương diện ý thức hệ về giá trị cơ bản của vấn đề Âu hóa và những cải cách kinh tế, đã đóng vai trò trong quyết định đàn áp Pháp Luân Đại Pháp. Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết chắc được, vì những hoạt động bên trong của chế độ Cộng Sản thường được che phủ trong bí mật. Tuy thế chúng ta biết chắc được rằng: cái giá của cuộc đàn áp này, về mặt thất thu và lãng phí tài nguyên cũng như về mặt tan vỡ gia đình, mất công ăn việc làm, máu chảy thịt rơi, và cả mất mạng, thật to lớn và thảm khốc.
Suy đoán liên quan đến vấn đề các nhà sử học sẽ dần dần nhận xét về cuộc xung đột này hay cuộc xung đột nọ như thế nào có thể là mạo hiểm, vì lịch sử thường được ghi lại bởi hậu duệ của những người chiến thắng. Thế nhưng, hễ chừng nào thiện và đức còn tồn tại trong tâm người, chúng ta có thể yên tâm rằng về lâu dài, kẻ bạo tàn sẽ bị vạch trần và nguyền rủa thích đáng. Có lẽ rằng, một ngày nào đấy, sự thù địch gay gắt của nguyên Chủ tịch Giang Trạch Dân với Pháp Luân Công sẽ được mọi người quan niệm giống như chúng ta bây giờ nhìn nhận việc đối đãi của Hoàng đế Nero với một nhóm người tìm kiếm tâm linh, hiền hòa khác ấy, những người mà đã “quay nốt má bên kia ra” – những tín đồ Ky Tô giáo thủa xưa.
Phụ chú:
(1) Chương trình TV Thượng Hải (1998) mang tựa đề “Pháp Luân Công có đông đảo học viên”
(2) Nhật báo Trung Ương (Central Daily) 26/04/99
(3) Thị trưởng Robert C. Lanier Houston Texas USA, tuyên cử Ông Lý Hồng Chí là “Công dân danh dự và là Sứ giả thiện lành”; Tuyên bố ngày Lý Hồng Chí 12/10/96
(4) Một lời tuyên bố của một cảnh sát ở Trung Quốc 06/11/00 http://clearwisdom.net/eng/2000/Nov/11/EWA111100_1.html
(5) Tạp chí Kinh tế viễn đông (Far Eastern Economic Review)
(6) Thông tin truyền ra do một đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc dấu tên, Clearwisdom.net 14/09/00
(7) Epoch Times, 25/10/00
(8) 24 Tháng Mười, 2000, Epoch Times News Agency
(9) Tân Hoa Xã, 02/11/00
(10) Đại Xá Quốc Tế (Amnesty International) 23/03/00
(11) Tân Hoa Xã, Bắc Kinh, 22 tháng Bảy 1999, Trính từ Đại Xá Quốc Tế (International Amnesty) indext ASA 171100
(*) Dịch từ “Architech of the crackdown”, Tạp chí “Compasion” http://www.clearwisdom.net/emh/download/publications/quarterly35.pdf
_______________________________________
MichaelPearson-Smith nhận bằng Cử Nhân loại Ưu tại Đại Học Sheffield ở Anh Quốc và Thạc Sĩ, Tiến Sĩ tại Đại Học McMasters, Hamilton, Ontario, Canada. Trong vòng bốn năm rưỡi gần đây, ông hiện đang làm việc cho một nhà xuất bản giáo dục. Tiến sĩ Pearson-Smith hiện cư trú tại Melbourne, úc châu. Một gia đình học viên Pháp Luân Công, là thường trú nhân ở Pháp, hiện đang bị mất tích tại Trung Quốc kể từ khi họ bị các nhân viên an ninh công cộng bắt vào ngày 7 tháng Tám.